Sự thật là: Nếu ăn vừa đủ những thực phẩm chứa carbonhydrate sẽ không làm tăng cân. Bởi vì cơ thể sử dụng carbon để tổng hợp năng lượng cho cơ thể, nếu không nạp đủ carbonhydrate trong suốt thời gian dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, yếu ớt và có thể gây tăng cân.
2. Ngũ cốc màu nâu là ngũ cốc đủ dinh dưỡng
Sự thật là: Phẩm màu và chất phụ gia có màu nâu có thể giúp thực phẩm nói chung có vẻ như là ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Khi mua loại thực phẩm này phải hiểu rõ nhãn mác để bảo đảm là ngũ cốc dinh dưỡng. 100gr thực phẩm ngũ cốc có thể đáp ứng nhu cầu cơ thể mỗi ngày, nhằm giảm thiểu nguy cơ tim mạch, bệnh tiểu đường và đột quỵ.
3. Muốn cơ bắp rắn chắc phải nạp thêm protein
Sự thật là: Protein bổ sung thêm từ bên ngoài không có tác dụng với cơ bắp, trừ phi bạn vừa tập luyện thể thao vừa nạp năng lượng. Thực phẩm mới là yếu tố đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, để loại bỏ protein dư thừa khiến cơ thể sẽ làm việc quá tải, và giúp xây dựng cơ bắpyếu tố thực phẩm sẽ đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, để loại bỏ protein dư thừa, cơ thể sẽ làm việc quá tải, dẫn đến kết quả xấu.
4. Hội chứng ruột kích thích không hợp với chất xơ
Sự thật là: Chất xơ bao gồm hai loại hòa tan (gồm pectin, pentozan và chất nhầy, có nhiều trong vỏ cám của hạt gạo, hạt đại mạch, ngô, hạt lạc, các loại đậu, cùi bưởi, cam, vỏ táo, vỏ nho...) và không hòa tan (gồm cellulo và hemicellulo, có nhiều trong các loại rau xanh, quả, măng...). Những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn những thực phẩm chứa chất xơ không hòa tan, nhưng ngược lại người bệnh có thể hấp thụ được chất xơ hòa tan, giúp phòng ngừa táo bón. Trong nhiều loại ngũ cốc có chứa chất xơ hòa tan.
5. Ăn ngay sau khi vận động để phát triển cơ bắp
Sự thật là: Sau khi tập luyện, những vận động viên hoạt động mạnh cần phải kịp thời bổ sung carbonhydrates để bổ sung lượng đường dự trữ, một ít lượng protein cộng thêm đồ uống có thể tăng cường tác dụng này. Uống một cốc sô cô la sữa ít béo hoặc một cốc ngũ cốc giàu glycogen có thể bổ sung lượng đường đã mất, có ích cho cơ thể. Protein không hề giúp phát triển cơ, cho nên những người vận động nặng cần phải ăn ngay sau khi vận động.
Sau khi ăn không nên tập luyện
6. Chế độ ăn uống ít đường có thể ngừa bệnh tiểu đường type 2
Sự thật là: Hàm lượng đường cao thấp của những thực phẩm không phải là nguyên nhân của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là do chất kháng insulin của cơ thể gây ra. Thực phẩm giàu đường có thể khiến nồng độ đường trong máu tăng lên đỉnh điểm, nhưng đường huyết cao chỉ là một dấu hiệu của bệnh tiểu đường chứ không phải là nguyên nhân cơ bản của bệnh.