Hiểu đúng về cơ thể mình, đặc biệt là "vùng kín" là điều hết sức cần thiết vì nó không những giúp bạn kiểm soát sức khỏe của mình mà còn biết cách bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.
1. Xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm tế bào ung thư cổ tử cung) chỉ có tác dụng chẩn đoán nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nó không có tác dụng chẩn đoán với buồng trứng, tử cung hoặc đại tràng của bạn.
2. Lượng dịch âm đạo tiết ra khác nhau ở mỗi người. Có người vốn dĩ đã ít dịch âm đạo nhưng lại có những người dịch âm đạo ra liên tục mỗi ngày. Điều này có thể do cơ địa và hoàn toàn bình thường. Chỉ cần bạn không có nguy cơ bị bệnh tình dục, "vùng kín" không có mùi hôi hay ngứa, rát thì bạn có thể yên tâm rằng mình khỏe mạnh. Nếu nghi ngờ hoặc lo lắng, bạn có thể đi khám phụ khoa.
3. Nếu bạn đang tìm kiếm điểm G, hãy kiên nhẫn. Điểm G không có một vị trí cố định, nó có thể khác nhau tùy người. Nó có thể nằm trên thành trước của âm đạo nhưng không phải ai sờ vào cũng thấy. Vì vậy, nếu bạn chưa thể tìm thấy nó ngay lập tức thì cũng đừng quá lo lắng, vì có rất nhiều chị em khác cũng giống như bạn.
4. Âm đạo giống như bắp tay, nếu không sử dụng thường xuyên thì các cơ sẽ bị teo đi. Nếu bạn không có "đối tác tình dục" hoặc không thường xuyên để cho các cơ ở "vùng kín" có cơ hội tập luyện, chúng sẽ bị "già" đi. "Già" đi ở đây có nghĩa là các cơ sẽ bị nhão, mỏng, teo đi và không làm tốt chức năng của nó. Tuy nhiên, hiện tượng này hiếm khi xảy ra trước khi bạn bước vào thời kì mãn kinh.
Ảnh minh họa
5. Đàn ông đi tiểu qua lỗ xuất tinh thì phụ nữ lại không đi tiểu qua cửa âm đạo. Theo giải phẫu sinh lý thì người phụ nữ có lỗ tiểu, hậu môn và âm đạo khác nhau.
6. Âm đạo không kết nối với ruột hay dạ dày của bạn. Nếu có bất kì vật gì bị "chui" sâu vào trong âm đạo, bạn đừng quá lo lắng vì bạn có thể tự kéo ra hoặc nhờ bác sĩ can thiệp. Đừng nghĩ rằng cái gì ở trong âm đạo thì có thể trôi lên trên ruột hoặc dạ dày. Hãy nghĩ đơn giản là âm đạo của bạn giống như một chiếc tất, nếu có vật nào rơi vào thì nó vẫn ở trong chiếc tất đó.
7. Âm đạo có thể lộn ra ngoài, tình trạng này gọi là sa âm đạo hay thoát vị âm đạo. Sa âm đạo xảy ra khi ruột non tụt xuống trong khoang xương chậu, đẩy phần trên của âm đạo ra ngoài tạo thành một phần lồi ra. Đây là những thay đổi xảy ra trong quá trình mang thai và sau khi sinh con hoặc cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, cũng có thể là một hệ quả tự nhiên là do lão hóa.
8. Không có chuyện màng trinh có thể tự liền lại. Một khi màng trinh đã bị rách thì chỉ có thể liền lại nhờ phẫu thuật chứ không có khả năng tự liền.
9. Bạn có thể lây bệnh tình dục ngay cả khi dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Mặc dù có đeo bao cao su nhưng nếu vùng da âm hộ chạm vào vùng da nhiễm trùng của bìu thì khả năng lây các bệnh như mụn cóc, herpes, u mềm lây... vẫn hoàn toàn có thể xảy ra.
10. Không cần thụt rửa âm đạo. Bởi nó có cơ chế tự làm sạch. Âm đạo có thể có mùi đặc trưng và chỉ nên được vệ sinh sạch sẽ với nước sạch. Không nên lạm dụng dung dịch vệ sinh hoặc xịt nước hoa vào đó để khử mùi, vì nó có thể làm mất cân bằng môi trường axit và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh. Nếu âm đạo có dấu hiệu đặc biệt, bạn nên đi khám phụ khoa.
11. Máu kinh có thể vón cục, điều này là bình thường. Thông thường, những gì bạn nghĩ là cục máu đông lại chính là những mảnh nội mạc tử cung bong ra khi bạn đến kì "đèn đỏ". Nếu các cục máu đông quá lớn hoặc xuất huyết quá lâu thì bạn mới cần chú ý và đi khám.
12. Âm đạo nở ra gấp nhiều lần khi bạn sinh em bé qua đường này. Điều này là tự nhiên và sâu đó âm đạo có thể co lại về trạng thái hay kích thước ban đầu. Trong trường hợp em bé quá to hoặc sinh thường nhiều lần, âm đạo có thể hơi rộng hơn bình thường một chút. Bạn có thể khắc phục bằng cách tập bài tập kegel để co thắt các cơ âm đạo.