Trong số đó có một hòn đá cực kỳ đặc biệt mà ông chỉ mới vô tình phát hiện ra gần đây. Hòn đá đặc biệt này đã tồn tại trong nhà ông từ hơn 10 năm nay, nhưng cách đây hơn chục này, trong một lần đi vệ sinh vào lúc nửa đêm thì ông mới vô tình nhìn thấy nó phát sáng một cách kỳ lạ. Ánh sáng phát ra có màu xanh dương, ở nơi càng tối thì nó càng sáng.
“Chuyện đã xảy ra hơn 10 ngày rồi. Trước nay tôi vẫn nghĩ nó chỉ là một hòn đá bình thường như bao hòn đá khác, nhưng tôi đã rất bất ngờ khi nhìn thấy nó phát sáng lúc nửa đêm. Nếu không bắt gặp nó phát sáng lúc đó thì bây giờ chắc có lẽ tôi chưa thể biết được sự bí ẩn của nó”, ông Hùng chia sẻ.
So sánh màu sắc của hòn đá khi để ngoài trời sáng (bên trái) và ở trong bóng tối (bên phải).
Theo thông tin do ông Hùng cung cấp, hòn đá lạ này nặng khoảng 6kg và dài 25cm. Riêng về thời gian và địa điểm tìm thấy thì ông chưa thể xác định được, bởi hòn đá này được cất giữ cùng với hàng loạt các hòn đá khác do ông sưu tầm trong hàng chục năm qua tại khắp các vùng miền. Còn hơn 1.000 hòn đá khác trong bộ sưu tập đang được trưng bày tại An Phát Quán (thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì ông mới ghi chú chính xác thời gian tìm thấy, xuất xứ cũng như thành phần cấu tạo.
Bản thân ông Hùng đã lục tìm khắp các tài liệu mình đang có và trên internet, nhưng vẫn chưa thể tìm hiểu được thành phần, xuất xứ của hòn đá kỳ lạ này.
Được biết, thạc sĩ Đinh Quang Sang và thạc sĩ Phạm Tuấn Long, cán bộ giảng dạy bộ môn khoáng thạch của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã ghé thăm và “mục sở thị” hòn đá bí ẩn này. Song chưa ai có thể đưa ra bất kỳ đánh giá nào về nó.
Ông Hùng là người phát hiện ra hòn đá đặc biệt này.
Ngoài ra, các nhà khoa học trên có muốn được cắt một phần hòn đá về nghiên cứu, nhưng tạm thời ông Hùng chưa muốn thay đổi ngoại hình, hiện trạng của hòn đá này nên vẫn giữ nguyên vẹn.
Bên cạnh đó, bạn bè của ông Hùng là các nhà chơi cây cảnh, đá quý nổi tiếng tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai,… cũng đã trực tiếp nhìn thấy hòn đá lạ này. Tất cả đều cảm thấy ngạc nhiên trước khả năng đặc biệt của nó nhưng chưa thể đưa ra lời giải thích.
Mặc dù là một người sưu tập đá và cây kiểng, nhưng khá bất ngờ khi ông Hùng chia sẻ, ông là một kỹ sư xây dựng học ra từ Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM. Trong quá trình theo đuổi niềm đam mê, ông Hùng còn viết cuốn sách “Đá cảnh Việt Nam: Trào lưu thưởng ngoạn - Cảm thức nguyên sơ” được xuất bản vào năm 2010 bởi NXB Sài Gòn. Tuy nhiên, tác phẩm này ông chỉ in khoảng 1.000 cuốn và chỉ cho, tặng bạn bè, người thân chứ không bán. Hiện ông chỉ còn giữ một vài cuốn làm kỷ niệm.