Chỉ 30 phút sau, lượng khách đổ về đây rất đông. Khách tới đây thuộc mọi lứa tuổi, từ người lớn cho tới trẻ em, nhưng chiếm đa số vẫn là thanh thiếu niên. Họ đến đây không chỉ đơn thuần để ngắm cảnh mà còn để vui chơi, chụp hình, lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp. Do số lượng người tập trung về đây quá đông nên phải chen chúc nhau đến toát mồ hôi.
Một người thốt lên: “Đi chơi mà giống như cực hình! Vừa phải chen chúc nhau trong “biển người” lại vừa nơm nớp lo sợ kẻ xấu móc túi”.
Lượng khách “khủng” đổ về đây tham quan, mua sắm khiến giao thông không ít lần tắc nghẽn
Trước đó vào tối 6/9, một nữ khách khi đi tham quan phố lồng đèn dùng Iphone “tự sướng” đã bị cướp điện thoại ngay trên tay. Và có rất nhiều trường hợp du khách khi đến tham quan phải khóc mếu máo vì bị mất tiền và tài sản do kẻ xấu lấy. Ghi nhận có rất nhiều tờ giấy dán thông tin dọc hai bên phố lồng đèn với nội dung xin lại giấy tờ bị mất.
Theo nhiều chủ cửa hàng đèn lồng, từ giữa tháng 7 âm lịch, khách đã ghé lại rất đông, nhưng chủ yếu chỉ để tham quan, chụp hình lưu niệm. Chừng 1 tuần trở lại đây mới bán được “lai rai”.
Được biết, phố đèn lồng Lương Nhữ Học hình thành từ những năm đầu thế kỉ 20. Ở đây quy tụ hàng trăm gian hàng với đèn lồng đủ các kiểu từ truyền thống đến hiện đại. Bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, ở Lương Nhữ Học có đủ các kiểu lồng đèn chạy bằng pin hiện đại, nhấp nháy. Nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những chiếc lồng đèn truyền thống làm bằng giấy bóng kính hình ngôi sao, cá chép, rồng bay… Và đâu đó lẩn khuất vài chiếc đèn kéo quân mà ngỡ như đã không còn nữa. Điều đặc biệt, phố lồng đèn năm nay có rất nhiều lồng đèn mang tên Trường Sa, Hoàng Sa, lồng đèn Cảnh sát biển Việt Nam.
Do lượng khách đến với phố lồng đèn quá đông nên dịch vụ giữ xe cũng mọc như nấm sau mưa. Mỗi xe máy của khách đến gửi được lấy với giá 20.000đ-30.000đ.
Con đường vào phố đèn lồng Lương Nhữ Học (quận 5, TP.HCM) gần như chật cứng. Lượng khách “khủng” đổ về đây tham quan, mua sắm.
Cả ngàn người chen chúc nhau đến toát mồ hôi, nhiều đối tượng xấu cũng lợi dụng cơ hội này để “hành nghề”.
Khách tới đây thuộc mọi lứa tuổi,nhưng chiếm đa số vẫn là thanh thiếu niên. Họ đến đây không chỉ đơn thuần để ngắm cảnh mà còn để vui chơi, chụp hình lưu giữ lại những kỷ niệm đẹp.
Vì đối tượng phục vụ dịp lễ Trung thu là các em nhỏ nên các chủ cửa hàng thường sản xuất hoặc nhập về những mẫu lồng đèn mới lạ, màu sắc bắt mắt nhằm thu hút khách hàng nhí. Giá của mỗi chiếc đèn lồng dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn tùy theo mẫu mã, kích thước.
Nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những chiếc lồng đèn truyền thống làm bằng giấy kiếng hình ngôi sao, cá chép, rồng bay… Và đâu đó lẩn khuất vài chiếc đèn kéo quân mà ngỡ như đã không còn nữa.
Điều đặc biệt, phố lồng đèn năm nay có rất nhiều lồng đèn mang tên Trường Sa, Hoàng Sa, lồng đèn Cảnh sát biển Việt Nam
Lượng khách đến quá đông, bảo vệ dân phố phải bắc ghế đứng lên cao để hướng dẫn và cảnh báo khách tham quan, mua sắm coi chừng bị kẻ xấu móc túi
Người nước ngoài cũng dẫn con đi tham quan phố lồng đèn giữa Sài Gòn
Cứ đến những dịp Trung Thu, con đường Lương Nhữ Học nằm gần Chợ Lớn lại rực ánh đèn lồng đỏ với nhiều kiểu dáng… tạo nên sắc màu lung linh, huyền ảo
Để rồi, mỗi khi Trung thu về, con phố lại sáng đèn dưới ánh trăng rằm trong vắt cùng dòng người tấp nập đổ về. Và để rồi không chỉ có trẻ nhỏ, những người tuổi đã không còn thơ dại cũng chợt nao nức cùng câu hát: “Tết Trung thu em rước đèn đi chơi…”.