Người đàn ông (chưa công bố tên này) được cho là rời Liberia từ ngày 19/9 và đáng xuống sân bay ở bang Texas (Mỹ) một ngày sau đó.
Nhân viên đội chôn cất di chuyển thi thể một phụ nữ nghi bị nhiễm Ebola ở thủ đô Monrovia, Liberia.
Ông Thomas Frieden, Giám đốc CDC, cho biết, người này không hề có những triệu chứng của Ebola khi rời Liberia hoặc đến Mỹ.
Người đàn ông này nhập viện vào ngày 24/9 vừa qua với các triệu chứng sốt, nôn mửa. Anh được điều trị cách ly tại bệnh viện ở Texas từ ngày 28/9.
Bệnh viện Presbyterian Taxas xác nhận họ đã đưa một bệnh nhân vào khu cách ly nghiêm ngặt “dựa trên các triệu chứng và lịch sử đi lại gần đây của bệnh nhân” từ ngày 28/9.
Ông Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Mỹ.
Những thông tin ban đầu cho thấy bệnh nhân này không tham gia vào việc chữa trị cho bệnh nhân nhiễm Ebola ở Liberia.
Sau khi xác nhận thông tin này, đại diện CDC đã trấn an nỗi sợ hãi của người dân Mỹ rằng: "Đây không phải là châu Phi. Chúng ta có một cơ sở hạ tầng tuyệt vời để đối phó với virus chết người này".
Hiện CDC đã cử một đội tới bang Texas để phản ứng kịp thời với ca nhiễm Ebola đầu tiên này. Bệnh viện đang xem xét việc dùng thuốc thử nghiệm và huyết tương để chữa trị cho bệnh nhân này.
Bệnh viện Presbyterian Taxas, nơi đang cách ly bệnh nhân nhiễm Ebola
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tính đến hết tháng 9/2014, virus chết người Ebola đã giết chết hơn 3.133 người, đã 6.644 người lây nhiễm ở 6 quốc gia Tây Phi.
Hôm 25/9, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ và Tổ chức Y tế thế giới WHO đã đưa ra cảnh báo hết sức nghiêm trọng về tình hình diễn biến của dịch bệnh khi dự báo số người nhiễm virus chết người này có thể chạm ngưỡng 550.000-1,4 triệu người vào ngày 20/1/2015.
Hình ảnh virus Ebola qua kính hiển vi.
Tổ chức từ thiện Wellcome Trust cũng cho biết sẽ tiến hành thử nghiệm các loại thuốc với một số nhân viên y tế nhiễm Ebola ở vùng Tây Phi. Tiến sĩ Peter Horby - Trung tâm Y học Nhiệt đới và Y tế Toàn cầu tại Đại học Oxford, cho biết các thử nghiệm đầu tiên có thể bắt đầu ở Tây Phi vào đầu tháng 11 tới.
- Guinea: 1.074 trường hợp mắc, trong đó 648 trường hợp tử vong.
- Liberia: 3.458 trường hợp mắc, 1.830 trường hợp tử vong.
- Sierra Leone: 2.021 trường hợp mắc, 605 trường hợp tử vong.
- Nigeria: 20 trường hợp mắc, 08 trường hợp tử vong.
- Senegal: 1 trường hợp mắc, 0 trường hợp tử vong.
- Cộng hòa Congo: 70 trường hợp mắc, 42 trường hợp tử vong.
|