Là một trong những nước có nền kinh tế phát triển vượt bậc trên thế giới, trong hơn 30 năm tiến hành cải cách mở cửa vừa qua, Trung Quốc đã thu được những thành tựu đáng kinh ngạc và tự hào trong việc phát triển nền kinh tế . Nhưng đi cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với hàng loạt những thách thức rủi ro như tiêu tốn nguồn năng lượng quá mức, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dư thừa sản phẩm… và trong đó ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng quan ngại nhất của đất nước này hiện nay.
Những bức ảnh sau đây sẽ cho chúng ta thấy tình trạng ô nhiễm đang ở mức đáng báo động tại Trung Quốc
Một cậu bé đang cố gắng bơi trong một vùng tảo dày đặc tại Thanh Đảo - Trung quốc được gây ra bởi sự ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải hóa chất từ các nhà máy công nghiệp, ý thức của người dân trong việc vứt rác bừa bãi, lạm dụng phân bón hóa học một cách nghiêm trọng… đã làm cho khu vực này trở thành “hệ sinh thái chết” cho cả động vật và thực vật.
Một nhà báo tham gia lấy mẫu nước sông bị ô nhiễm có màu đỏ như máu do một nhà máy hóa chất đã thải trực tiếp chất thải xuống lòng sông khi chưa qua xử lý tại con sông Giản Hà chảy qua tỉnh Hà Nam-Trung Quốc.
Nhiều thành phố của Trung Quốc chìm trong khói mù bởi ô nhiễm.
Các ngư dân đang chèo thuyền trên mặt nước tràn ngập trong các chất thải ô nhiễm và tảo độc ở tỉnh An Huy.
Vào năm 2010, một vụ nổ lớn xảy ra đã khiến cho khoảng hơn 400 triệu Gallon dầu(khoảng 1,8 tỷ lít) bị tràn ra tại cảng Đại Liên,tỉnh Liêu Ninh. Trung Quốc. Trong bức ảnh là hình ảnh những ngư dân đang rửa sạch những thùng đựng dầu, bức hình được chụp vào ngày 27/7/2010.
Vào ngày 12/01/2013, chỉ số chất lượng không khí đo được tại Bắc Kinh đã vượt quá những tiêu chuẩn an toàn hiện có và đang ở trong tình trạng báo động rất nguy hiểm.
Một ngư dân đang lội trong hồ nước phủ đầy tảo xanh tại thành phố Sào Hồ thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Những người dân đang nhìn xuống dòng sông bị ô nhiễm nặng chảy qua thành phố Zhugao thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Khi nhu cầu về năng lượng của đất nước này ngày càng tăng đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường sẽ tỷ lệ thuận với nhu cầu về năng lượng của người dân ở đất nước này.
Một người đàn ông đang đứng bên cạnh đường ống xả nước thải ra sông từ một nhà máy giấy ở An Khánh, tỉnh An Huy.
Với sự phát triển một cách chóng mặt của mình, Trung Quốc hiện nay đang phải đối diện với sự khủng hoảng từ ô nhiễm môi trường. Người dân luôn luôn phải đeo khẩu trang bất kỳ lúc nào mỗi khi đi ra ngoài.
Thu gom và thực hiện các biện xử lý rác thải an toàn và đúng theo quy định đang là một trong những biện pháp cấp bách của đất nước này nhằm hạn chế cho sự ô nhiễm ngày một tăng lên.
Nguồn nước ở hồ Chaohu thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc ô nhễm một cách nghiên trọng vì bị tảo xanh tấn công.
Mỗi năm, sản lượng than mà Trung Quốc sử dụng chiếm khoảng một nửa lượng than được đốt trên thế giới.
Các khu công nghiệp thì không ngừng xả ra những khí thải độc hại hàng ngày.
Trong khoảng gần một thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã trở thành một bãi rác phế liệu điện tử toàn cầu. Trong bức hình là một em bé đang ngồi chơi giữa đống rác thải công nghiệp.
Một người phụ nữ đang rửa chén bát trên một con sông bị ô nhiễm nặng ở tỉnh Quảng Đông,Trung Quốc.
Các nhà khoa học dự đoán rằng nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục tình trạng ô nhiễm môi trưỡng mất kiểm soát như thế này,dự kiến từ nay đến năm 2030 toowngr sản lượng CO2 do Trung Quốc thải ra sẽ bằng tổng sản lượng CO2 trên toàn thế giới.
Một người dân đang đi vớt rác sau sự cố tràn dầu ở Đại Liên.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc có đến 20 trên tống số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Môi trường nước ô nhiễm khiến các loài thuỷ sinh chết hàng loạt.
Theo thống kê của tờ The New York Time, chỉ có 1% dân số đô thị của Trung QUốc (trong tổng số 560 triệu người)
được sống trong một bầu không khí đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn châu Âu.Trong bức ảnh là một cậu bé uống nước từ một dòng suối chứa đầy rác thải chưa qua xử lý. Mỗi năm, trung bình có khoảng 750.000 người dân Trung Quốc bị chết sớm do ô nhiễm môi trường.
Môi trường nước ô nhiễm khiến nhiều loài thuỷ sinh chết hàng loạt.
(Nguồn : all-that-is-interesting)