6 năm đầu là giai đoạn khiến các mẹ đau đầu nhất với nhiều nỗi lo làm thế nào đế cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho tăng trưởng và phát triển của con. Dưới đây là những kiến thức cần thiết và bổ ích để mẹ có thể giải tỏa tâm lí và hướng đến chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng và hợp lý cho bé yêu của mình.
Trẻ trên 1 tuổi thường có xu hướng ăn lệch (ảnh minh họa)
Không chiều theo biểu hiện ăn lệch ở trẻ
Thực tế cho thấy, trẻ trên 1 tuổi thường có xu hướng ăn lệch. Nguyên nhân chính là ở độ tuổi này, trẻ có sự thay đổi về loại thức ăn, thói quen, tâm lí ăn uống và trẻ bắt đầu làm quen các món ăn của người lớn. Biểu hiện của ăn lệch là trẻ chỉ thích ăn một nhóm thức ăn nhất định (thường là thức ăn có vị ngọt, thức ăn giàu đạm, các món chiên,…) và “ngó lơ” các món “kém hấp dẫn” hơn như rau xanh, trái cây, dẫn đến thiếu các vitamin và khoáng chất (vi chất) cần thiết.
Ngoài việc khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, việc ăn lệch còn ảnh hưởng đến chất lượng của thực phẩm đưa vào cơ thể. Khoa học dinh dưỡng đã chứng thực rằng năng lượng từ thực phẩm khi vào cơ thể nếu không có các vi chất hỗ trợ chuyển hóa hiệu quả thì sẽ trở thành năng lượng thừa và trở nên lãng phí. Do vậy, thậm chí khi trẻ ăn nhiều nhưng ăn lệch, cũng sẽ dẫn đến khả năng cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Điều mẹ cần làm khi “đối mặt” với biểu hiện này của bé là hãy tham khảo những bí quyết chế biến món ăn hấp dẫn, cả về hình thức lẫn hương vị, nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ và cân bằng 4 nhóm thực phẩm cần thiết cho trẻ là1/4 trái cây, ¼ rau củ quả, ¼ ngũ cốc, ¼ thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng,…). Đặc biệt, hãy hạn chế cho trẻ ăn vặt, các thức ăn, đồ uống có nhiều đường, gây cho trẻ có cảm giác no và bỏ bữa chính.
Ngoài ra, để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ, các sản phẩm bổ sung như sữa là rất cần thiết trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả tốt nhất cho bé, mẹ cần cân nhắc chọn loại cân bằng về tỉ lệ dưỡng chất thiết yếu, không quá ngọt, dẫn đến dư thừa năng lượng, mà quan trọng hơn là cung cấp năng lượng vừa phải và bổ sung đầy đủ vi chất giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng có ích.
Sữa có độ ngọt cao không có lợi cho tăng trưởng và phát triển của trẻ
Nhiều mẹ thấy trẻ thích sữa ngọt vì vị thơm, dễ uống nên chìu theo để con uống sữa nhiều nhằm giúp trẻ tăng cân tốt. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng sự tăng cân cần thiết phải được hiểu là tăng cân đúng trong giới hạn sinh lý, phù hợp với độ tuổi và chiều cao chứ không phải tăng cân một cách “càng nhiều càng tốt”. Một hệ quả đáng lo ngại từ các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng hoặc sữa chứa hàm lượng đường bột cao, cung cấp nhiều năng lượng thậm chí dư thừa, là dễ làm trẻ béo phì, dẫn đến tăng nguy cơ bị tiểu đường và tim mạch khi trưởng thành.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng 6 năm đầu để trẻ phát triển toàn diện (ảnh minh họa)
Theo báo cáo “Tình hình dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam” do Viện nghiên cứu Y - Xã hội học công bố tháng 9/2013, tỉ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ dưới 5 tuổi là 4% (khoảng 300.000 trẻ). Đáng lưu ý là thừa cân béo phì ở một số thành phố đã cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển. Tại Tp.HCM, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi béo phì đã lên tới 9,6% (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%). Đặc biệt, các khu vực trung tâm thành phố, tỉ lệ trẻ béo phì đã vượt ngưỡng 12%.
Vì vậy, không nên thấy cân nặng của con tăng vùn vụt thì mẹ vội mừng mà cần phải theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ trong sổ sức khỏe. Ngoài ra, sữa có độ ngọt cao sẽ làm thay đổi thói quen ăn uống, cảm giác thèm ăn ở trẻ, là nguyên nhân khiến trẻ có cảm giác no, dễ bỏ bữa chính, gây biếng ăn. Chính vì những tác hại nhãn tiền này, mẹ nên cho bé sử dụng các loại sữa có độ ngọt vừa phải, mức năng lượng hợp lí và quan trọng hơn hết là cân bằng dinh dưỡng để bổ sung đầy đủ vi chất cho bé.