BÀI HỌC RÚT RA TỪ PHIM TÂY DU KÝ
08-08-2012 12:00:00 AM
(Tạp Chí gia Đình) - Vì sao Tây Du Kí lại trở thành tác phẩm bất hủ của nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác? Tây Du Kí không chỉ là tác phẩm dành cho trẻ em, mà nó còn dành cho người lớn. Tây Du Kí hấp dẫn người đọc (xem) không phải ở những pha thần thông biến hóa, phép nhiệm màu... mà còn ẩn rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Phải chăng tác giả Ngô Thừa Ân đã mượn "chuyện xưa", để nói "chuyện nay"? Thế giới trong
Tây Du Kí có khác gì với thế giới của chúng ta đang sống không?
- Sa Tăng: là người chăm chỉ nhất, cái gì cũng làm không thấy than thở nên lúc nào Sa tăng cũng đi cuối cùng, chậm tiến nhất, lúc nào cũng vác một gánh nặng hành lý trên vai. Ở đời cũng thế, người nào cứ lầm lũi làm không kêu ca than thở thì lúc nào cũng bị ấn gánh nặng vào đầu. Luôn luôn xếp chót bảng xếp hạng.
- Trư Bát Giới: là cái đứa tham ăn, hám gái, ngu dốt lúc gặp yêu quái là chuồn (gặp việc là lướt) nhưng luôn biết nịnh sư phụ (Sếp), lúc nào cũng vây quanh sư phụ nên công việc nhẹ nhàng (chỉ có việc dắt ngựa)
- Ngộ Không: là người giỏi nhất, biết đúng - sai, biết làm việc nhưng không bao giờ được làm theo ý mình, lúc nào cũng bị một cái gì đó trói buộc (vòng kim cô)
- Sư phụ: những thằng yếu kém về nhận thức thì lại làm Sếp.
- Yêu quái: là tầng lớp con ông cháu cha, lúc nào Tôn ngộ Không đưa gậy định giết, thì sẽ có một vị tiên nào đó xuất hiện kêu: "khoan....", nó vốn là con ông, này ông khác xin đưa về trời dạy dỗ.
Yêu quái toàn con nhà trời cả.
- Trong thiên đình: cho dù là nơi tối cao cũng có tham nhũng, quan ô - bát vàng của đường tăng cũng bị ăn hối lộ mất - lũng đoạn.
Bạn là ai trong những người trên?
Thương Nhân