Cây lộc vừng này đã tồn tại lâu đời bên Hồ Gươm Hà Nội. Gốc cây "nổi tiếng" nằm ở góc đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn nhìn chéo sang tượng đài Lý Thái Tổ. Hàng năm, cứ vào độ qua Tết Đoan Ngọ, nắng ấm tràn về miền Bắc là cây trút lá vàng. Giống cây lộc vừng thay lá rất nhanh. Chỉ độ vài tuần là "áo cây" đã từ xanh hoá vàng, từ vàng lại hoá xanh mơn mởn.
Mới chỉ 3 - 4 ngày trở lại đây, sắc lá lộc vừng đã thay đổi hẳn, trông xa chỉ thấy một màu vàng rực. Thế nhưng, người tinh ý vẫn nhìn ra cây mới đang trong giai đoạn "chuyển mình", sắc vàng chưa thể nhuộm kín vòm cây. Nhiều cành nhánh trên cây vẫn còn nhiều lá xanh, lá rụng cũng chưa nhiều. Những người sành ngắm lộc vừng tiên liệu, nếu nắng ấm kéo dài, chỉ một - hai tuần nữa là cây rụng hết lá.
|
Hay tin lộc vừng Hồ Gươm vừa thay lá, khách bộ hành đã kéo tới đông nghịt. |
|
Mỗi cành, nhánh đều hằn lên dấu vết của thời gian nhưng gốc cây vẫn còn đó qua bao đời. Và mỗi mùa xuân hạ thu đông lại thay áo mới, khi thì mướt xanh, lúc đổ lá vàng, lúc ra hoa đỏ thắm. |
|
Treo trên vòm cây là những bóng đèn hình cầu với đủ màu xanh đỏ, điểm tô cho sắc lá khi Hà Nội về đêm. |
|
Dưới tán cây, lá vàng rụng rơi tạo thành sân chơi cho trẻ nhỏ. Dịp cuối tuần, nhiều gia đình đưa con tới chơi bên gốc lộc vừng. |
Các bé trai thường nghĩ ra nhiều trò nghịch ngợm thay vì dừng lại chụp ảnh cùng gia đình. |
|
Nụ cười viên mãn của người già bên những mái đầu xanh. Gốc lộc vừng trở thành khoảng lặng hiếm hoi giữa lòng thành phố. Nơi ai đi qua cũng phải ngoảnh nhìn và thốt lên "Hà Nội đẹp quá". |
|
Lộc vừng Hồ Gươm cũng là nơi nhiều bạn trẻ tìm đến ghi lại những khuôn hình lãng mạn. |
|
Các cặp tình nhân thì chọn cách thi vị hơn, ngồi bệt ven hồ, vừa ngắm cây lá sà xuống mặt nước, vừa hít thở bầu không khí trong lành. |
|
Nhánh cây lộc vừng rủ xuống Hồ Gươm lác đác lá xanh xen lẫn lá vàng. |
|
Lộc vừng và Tháp Rùa lặng lẽ "ngóng trông" nhau. |
|
Lá vàng rụng rơi cũng là lúc chồi non của lộc vừng vươn mình thức giấc. |
MAI CHÂM
Theo Infonet.vn