1. Bodie (California, Mỹ)
Bodie có lẽ là thị trấn ma quái nổi tiếng nhất thế giới khi có hẳn một trang mạng xã hội riêng. Thị trấn này được xây dựng vào thời kì hoàng kim của cơn sốt tìm vàng. Đến năm 1880, dân số nơi đây đã đạt đến con số 10.000. Nhưng dần dần, Bodie bị lãng quên sau nhiều cơn hỏa hoạn.
2. Hashima (Nhật Bản)
Hòn đảo này nằm ngoài khơi, cách thành phố Nagasaki của Nhật 19 km. Vào năm 1890, đảo được công ty Mitsibishi mua lại để khai thác các mỏ than. Và các toà nhà bê tông đầu tiên nhiều tầng được xây dựng cho các gia đình người lao động, với chiều dài 160 m2, chiều rộng 450 m2 làm nơi sinh sống của 5000 người khai thác mỏ than. Năm 1974 nhà máy bị đóng cửa vì nguồn than cạn kiệt. Nơi đây cũng trở nên hoang hóa. Cho tới tháng 4 năm 2009 nhà máy được mở cửa trở lại và Hashima thu hút khách du lịch tham quan bằng thuyền.
3. Pripyat (Ukraine)
Pripyat được xây dựng vào những năm 1970, làm nơi ở cho công nhân nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Thị trấn này có hơn 50.000 cư dân sinh sống, nhưng bị bỏ hoang sau thảm hoạ hạt nhân tại nhà máy này.
4. Pod Sanzhi City ( Đài Loan)
Đây là một dự án về trung tâm nghỉ dưỡng được thiết kế cho tương lai, nhưng bị bỏ một cách nhanh chóng vì lí do thiếu kinh phí và tai nạn lao động trong quá trình xây dựng.
5. Kolmanskop (Namibia)
Thị trấn này xây dựng vào năm 1908 khi người Đức nhập cư khai thác kim cương. Theo thời gian, mỏ kim cương nơi đây bị cạn kiệt, người lao động bỏ đi hết. Thị trấn bị bỏ hoang này ngày nay là địa điểm thu hút khách du lịch và là sân chơi cho các nhiếp ảnh gia.
6. Cracow (Italy)
Một thành phố hấp dẫn thời Trung cổ mà bây giờ trở thành trường quay cho nhiều bộ phim nổi tiếng (Quantum of Solace, The Passion of the Christ…)
7. Varosha (Cyprus)
Thành phố này chiếm 1/4 diện tích thành phố Famagusta. Hồi những năm 1970, nơi đây là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất của thế giới, nơi yêu thích của các ngôi sao giàu có nổi tiếng như Elizabeth Taylor, Richard Burton, Raquel Welch và Brigitte Bardot. Nhưng vào năm 1974 xảy ra cuộc xung đột với người dân Thổ Nhĩ Kì, người dân Cryprus bỏ đi hết. Cho tới bây giờ nơi đây vẫn còn bị bỏ hoang.
8. Agdam (Azerbaijan)
Là một thành phố cổ nằm ở phía tây nam Azerbaijan, có hơn 50.000 dân sinh sống. Do xảy ra chiến tranh ác liệt giữa Nagorno - Karabakh (1988-1994) nên dân cư sơ tán hết.
9. Kadykchan (Nga)
Kadykchan là một thị trấn nằm sâu trong hẻm núi nhỏ, do những tù nhân Gulag xây dựng trong thế chiến thứ II. Sau đó nó làm chỗ cư ngụ của thợ mỏ để khai thác than. Rồi nhu cầu cung ứng giảm xuống, cộng thêm vụ nổ tại mỏ làm cho 6 người thiệt mạng vào năm 1996, người ta quyết định đóng cửa hầm mỏ hoàn toàn. Cũng theo số liệu thống kê thì dân số của thị trấn này giảm từ 10.270 năm 1986 đến 287 năm 2007.
10. Oradour-sur-Glane (Limousin, Pháp)
Tên Oradour-sur-Glane vẫn gắn liền với cuộc thảm sát của phát xít Đức tại đây hồi Thế chiến II. Những đống đổ nát của thị trấn này vẫn giữ nguyên như một minh chứng cho nỗi đau của đàn bà, trẻ con và đàn ông trong thị trấn này bị giết hại ngày 10/6/1944.