Khi mang giày, chân đổ mồ hôi nhiều hơn, kết quả là vi khuẩn càng được “chiêu đãi” lượng thức ăn dồi dào.
Mùi hôi ở chân còn có thể xuất phát từ việc chân bị nhiễm nấm mà không được chữa trị đúng cách.
Những người bị tiểu đường hay mắc bệnh tim và những người lớn tuổi thường có xu hướng bị nhiễm trùng ở chân và khiến cho đôi bàn chân “có mùi” vì khả năng lưu thông máu ở chân kém.
|
Những người có bàn chân bị hôi thường là những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở bàn chân. |
Những người có bàn chân bị hôi thường là những người có tuyến mồ hôi hoạt động quá mức ở bàn chân. Mặt khác do luôn có các vi khuẩn phân huỷ cư trú ở ngay lớp tế bào sừng, khi mồ hôi tiết ra nhiều làm lớp tế bào sừng ngoài cùng luôn bị thấm đẫm trong mồ hôi, các tế bào này càng bị ngâm trong mồ hôi lâu thì các vi khuẩn phân huỷ càng hoạt động mạnh, gây ra mùi hôi.
Có thể bạn đã bị lây do đi giày dép chung với người khác
Do đến phòng tắm công cộng, hồ bơi, đi tập thể dục thể hình, nơi mà nấm, bụi, vi khuẩn từ những đôi bàn chân có mùi phát tán ra môi trường.
Trị hôi chân với muối
Chuẩn bị : 2 muỗng cà phê muối, 2 lít nước sôi, 1/2 quả chanh tươi.
Hòa tan 2 muỗng cà phê vào nước sôi rồi khuấy đều lên. Sau đó, bạn ngâm chân của mình khoảng 20 - 25 phút.
|
Muối giúp trị hôi chân hiệu quả. |
Trị hôi chân với phèn chua
Chuẩn bị : 3 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê giấm, 2 lít nước.
Trong giấm có chứa nhiều hàm lượng axit amin và axit hữu cơ có công dụng sát khuẩn, giúp trị hôi chân đơn giản và rất hiệu quả. Ngoài ra giấm còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp vùng da luôn được mịn màng và khô ráo.
Bạn hãy trộn đều 3 muỗng cà phê muối với 1 muỗng cà phê giấm vào chậu to. Trước khi tiến hành trị hôi chân, bạn nên lau sạch chân bằng nước ấm. Sau đó, bạn ngâm chân khoảng 20 - 25 phút. Thực hiện 1 tuần từ 2 - 3 lần.