Trong văn hóa nhiều nơi, nhẫn đính hôn và đôi nhẫn cưới là biểu tượng của sự kết nối giữa hai vợ chồng. Theo truyện cổ Hy Lạp, người Hy Lạp xưa thường đeo chiếc nhẫn cưới hay nhẫn đính hôn vào ngón áp út tay trái bởi vì ngón tay này là nơi có nhiều tĩnh mạnh kích thích cảm xúc yêu đương và kết nối trực tiếp tới trái tim. Vào những năm công nguyên 860, giáo hoàng Nicholas quy định chiếc nhẫn đính hôn là một phần chính thức của nghi lễ hứa hôn, yêu cầu chú rể phải mang đến một chiếc nhẫn vàng biểu trưng cho sức khỏe của mình. Không chỉ có nhẫn đính hôn mà nhẫn cưới cũng là vật không thể thiếu trong đám cưới.
Khi nghĩ tới nhẫn cưới, nhiều người thường nghĩ tới kim cương, vì đây là loại đá quý phổ biến nhất để gắn lên nhẫn. Nhưng hiện nay, với gu sở thích đa dạng, nhiều cô dâu còn yêu thích các loại đá quý khác để khiến mình đặc biệt, nổi bật hơn. Một số lại mong muốn được đeo nhẫn gắn đá hợp với tháng sinh, ngày sinh của mình.
Giới trẻ hiện nay luôn vươn tới sự hoàn hảo, và các đôi uyên ương khi chọn nhẫn cho mình, không chỉ chú ý tới vẻ đẹp mà còn quan tâm tới ý nghĩa của chiếc nhẫn gắn đá. Báo Ngôi Sao sẽ cùng bạn khám phá lịch sử và ý nghĩa của từng loại đá quý, giúp cô dâu chú rể tìm đúng chiếc nhẫn thích hợp cho mình:
1. Kim cương
Theo eHow, khoảng thế kỷ 13 - 14 ở châu Âu, kim cương là loại đá quý chỉ dành cho vua và hoàng tộc vì con người vẫn chưa biết cách khai thác kim cương. Hầu như kim cương không được sử dụng làm trang sức rộng rãi. Vào năm 1477, lần đầu tiên nhẫn gắn kim cương được sử dụng làm nhẫn đính hôn là khi vua Maximilian I của nước Áo cầu hôn với tiểu thư Mary của Pháp. Tới năm 1867, nhiều mỏ kim cương được khám phá tại châu Phi. Chính điều này đã giúp giá thành kim cương giảm xuống và dần được sử dụng trong trang sức.
2. Đá xanh Sapphire
Từ lâu nay, sapphire được sử dụng để gắn vào nhẫn đính hôn, bởi nó là biểu tượng của tình yêu lãng mạn, lòng tin và sự chung thủy, trách nhiệm. Suốt thế kỷ 12, những người lính quanh năm chiến đấu xa nhà thường dùng sapphire để kiểm tra lòng trung thực của vợ, vì họ cho rằng, loại đá quý này sẽ nhạt màu nếu chúng được đep bởi người phụ nữ không chung thủy.
3. Ngọc lục bảo Emerald
Ngọc lục bảo là một trong những loại đá quý hiếm, ngọc lục bảo thuần khiết còn có độ cứng và quý giá hơn cả kim cương. Một số người còn tin rằng ngọc lục bảo có khả năng hàn gắn bết thương lớn, có thể chữa các bệnh về gió. Đây cũng là loại đá phổ biến để gắn trên nhẫn đính hôn hay nhẫn cưới
4. Ruby
Từ rất lâu, ruby đã được gọi là "vua của các loại đá". Hoàng gia Anh thường sử dụng đá ruby để gắn vào vương miện các vị vua trong lễ đăng quang. Ruby biểu trưng cho sự lãng mạn nồng nàn và là món quà kỷ niệm truyền thống dành cho các cặp vợ chồng kỷ niệm 40 năm ngày cưới.
5. Các loại đá khác
Đối với các nền văn hóa và các thời kỳ khác nhau, gần như hầu hết các loại đá quý đều được dùng làm nhẫn đính hôn. Những loại đá quý phổ biến nhất thường gắn trên nhẫn đính hôn, nhẫn cưới như ngọc trai, opal, aquamarine hay turquoise...
* Cách chọn đá quý theo tháng sinh
Tháng |
Loại đá thích hợp |
Ý nghĩa của đá |
Tháng 1: |
Garnet – Ngọc hồng lựu
|
Tượng trưng cho tình yêu vợ chồng và lòng chung thủy. Theo người Ai Cập, ngọc hồng lựu còn là thuốc giải vết rắn cắn và ngộ độc thức ăn. Giúp làm tăng sinh lực, tính nhẫn nại, giúp điều hoà nhịp tim và sự tuần hoàn máu. |
Tháng 2 |
Amethyst – Thạch anh tím
|
Đem lại sự tỉnh táo. Thạch anh tím giúp chủ nhân không rơi vào những cơn say rượu lẫn say tình, lại được an toàn khỏi phản bội và lừa dối. Đây còn là thần dược ngăn hói đầu và làm đẹp da. |
Tháng 3 |
Aquamarine – Ngọc xanh biển
|
Tương truyền loài đá này xuất phát từ hòm châu báu của nàng tiên cá, trôi dạt lên bờ từ dưới đáy biển. Có thể trợ giúp những ai lên đênh trên biển vì thế nó là món quà quý giá đối với các thủy thủ và người hay đi biển. |
Tháng 4 |
Diamond – Kim cương
|
Biểu tượng của sức mạnh, lòng can đảm và sự bất khuất. Qua nhiều thế kỷ, nó trở thành món quà giá trị nhất của tình yêu. |
Tháng 5 |
Emerald – Ngọc lục bảo
|
Được coi là nữ hoàng của các loại đá. Quý nhất là viên đá màu xanh lá cây thuần khiết hoặc xanh lá hơi ngả xanh dương. Ngọc lục bảo giúp í tuệ và thị lực luôn minh mẫn, tinh tường. |
Tháng 6 |
Pearl – Ngọc trai
|
Ngọc trai phương Đông được ví như viên đá của mặt trăng, là biểu tượng của tính khiêm tốn, sự trong trắng và thuần khiết. Chúng còn là hình ảnh của một cuộc hôn nhân hạnh phúc. |
Tháng 7 |
Ruby – Hồng ngọc
|
Hồng ngọc là loại đá rất bền. Độ cứng của nó chỉ đứng sau kim cương. Loại đá này có màu sắc như ánh sáng từ sao Hoả, hồng ngọc có thể chữa lành bệnh tật và giảng hoà cho các cặp đang có "chiến tranh". Đá cũng mang đến sự tự tin, niềm hứng khởi và thổi bùng sinh khí như vẻ ngoài nổi bật của nó. |
Tháng 8 |
Peridot - Ngọc lục bảo chiều tà
|
là loại đá độc đáo gắn với sự huyền bí, sức khỏe tinh thần, nó có sức mạnh giúp chống lại sự ghen tị, kiềm chế những cơn giận dữ vì vậy nó được gọi là viên đá tượng trưng cho lòng bao dung nhân hậu - tính thiện trong mỗi con người. |
Tháng 9 |
Sapphire
|
Có đủ các màu, tuy nhiên không có màu đỏ. Loại đá này rất cứng. Sapphire được cho là làm tăng lòng chung thủy, sự chân thật và chống lại sự gian trá. |
Tháng 10 |
Opal – Đá mắt mèo
|
Tượng trưng cho hy vọng, sự ngây thơ. |
Tháng 11 |
Citrine – Thạch anh vàng
|
Đây là một tập hợp thạch anh có màu từ vàng nhạt đến nân vàng. Người xưa từng mang đá Citrine để đề phòng dịch bệnh, xấu xa, cả những ý nghĩ tội lỗi. Nó còn được dùng để chữa những vết rắn cắn và các nọc độc của các loài bò sát khác. |
Tháng 12 |
Topaz xanh dương
|
Topaz tượng trưng cho thông minh, sắc đẹp, lòng chung thủy và tình bạn chân chính. |
Linh Phạm