Trên dọc đường Xuyên Việt, thời tiết nơi này khác biệt với nơi kia và có thể thay đổi đột ngột vào mỗi buổi trong ngày.
- Theo dõi tin dự báo thời tiết trên các chương trình phát thanh và phát hình.
- Theo dõi nhiệt độ trên xe di chuyển hay tại các nơi dừng chân như khách sạn, nhà hàng, nếu có.
- Chuẩn bị thích ứng với thời tiết khi bất cập (phòng bị áo mưa, áo gió, áo ấm).
- Nếu cảm thấy cơ thể hơi yếu, nên uống thuốc ngừa bệnh (kể cả thuốc kháng sinh như Tétracycline00mg để ngừa nhiễm trùng trong thức ăn, thức uống).
Một số hiện tượng của cảnh quan khá độc đáo, hấp dẫn thưởng ngoạn nhưng cũng có một số hiện tượng khác có thể khiến bạn cảm thấy đột ngột, khó chịu:
- Bên trong của các hang Tam Cốc (Ninh Bình) nhờ hơi nước quyện vào các khe hốc đá "ướp lạnh" thạch nhũ, nhiệt độ trở nên mát mẻ luôn vào khoảng từ 20oC đến 22oC, làm khỏe khoắn những người vừa vất vả trên đường dài mới đến.
- Nhiệt độ trong động Thiên Cung (vịnh Hạ Long) có thể xuống dưới 18oC trong buổi trưa những ngày tháng tư. Vì động rất cao, rất rộng, nhiều thạch nhũ hơi lạnh càng nhiều. Muốn vào tận đáy động, người ta từ ngoài phải leo lên nhiều đoạn có bậc cấp dốc đứng, (cao khoảng 70 - 80m so với mặt biển) thường phải đổ mồ hôi và mệt; khi vào động dễ bị nhiễm lạnh, tuy cảm thấy rất khỏe khoắn. Người yếu, có tuổi nên đem theo áo ấm để mặc ngừa nhiễm lạnh. Tương tự khi vào động Phong Nha ở Quảng Bình.
- Cảnh quan chiều hôm trên bãi biển Ðại Lãnh (Bắc Khánh Hòa) rất đẹp. Nên hít thở gió mát trong lành.
- Leo lên đỉnh đèo Hải Vân, rất nhiều dịp du khách nhận thấy mây mù bay ngang qua tầm mắt và chung quanh mình. Nên ghi lại những bức ảnh về cảnh tượng độc đáo này.
- Từ Quảng Bình, kể từ sông Nhật Lệ, tới Vinh (Nghệ An) vào mùa hè, tức là từ tháng tư đến tháng sáu, gió Tây Bắc từ Lào thổi sang rất nóng bức, có khi đến 40oC. Ngọn gió Lào này được coi là khắc nghiệt đối với những lữ hành đang di chuyển qua những cánh đồng trống trải của tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh (khoảng Ðồng Hới - Kỳ Anh). Du khách trước khi đi ngang qua vùng nóng bức này, nên thủ sẳn khăn lông bọc nước đá để lau mặt, làm dịu cơn nóng khó chịu.
Thường ngày, chuyện cẩn trọng trong ăn uống cũng luôn được mọi người chú ý, trong bước lữ hành càng nên cẩn thận hơn. Vì con đường lữ hành còn xa, còn dài, còn nhiều ngày đi khắp nơi đã sẵn định, bảo vệ sức khỏe an bình là tối quan trọng.
- Không nên ăn những thức ăn sống, tái, thức ăn lạ (nhiều người không quen có thể đau bụng).
- Hạn chế nước đá lạnh, chỉ nên uống nước tinh khiết đã được khử trùng và đóng chai.
- Không nên ăn quá đầy bụng.
"Chợ trời" biên giới
Tour Xuyên Việt sẽ đưa bạn đi ngang qua, có tạm dừng, ở một số "chợ trời biên giới". Tại những chợ trời biên giới này một số nhiều hàng hoá rẻ, mới lạ hiếm có hấp dẫn du khách.
Chợ Móng Cái (Quảng Ninh)
Chợ Vinh (Nghệ An)
Chợ Ðông Hà (Quảng Trị)
...
Hai chợ Vinh và Ðông Hà có những hàng hóa đưa từ Lào sang. Chợ Móng Cái từ thị trấn Ðông Hưng (thuộc Trung Quốc ở sát cạnh) đem qua. Lẽ dĩ nhiên đa số hàng hóa đó là hàng lậu, trốn thuế.
Vì bạn không thể nắm vững được "lý lịch, quy cách, giá cả" của từng món hàng ở những chợ này.
Không nên ham của rẻ vì bạn có thể bị mua lầm: lầm giá cả, lầm hàng giả, lầm hàng xấu.
Bạn có thể bị hải quan chặn lại, xét và bắt đóng thuế nếu bạn mua hàng lậu, có giá trị cao. (Khi ra thị xã Móng Cái, Quảng Ninh để trở về).
Mua quá nhiều hàng hóa, bạn mất nhiều thời giờ và công sức mang vác, bảo quản giữ gìn. Bạn bị bận tâm không còn trí óc thư thái, thanh thản để thưởng ngoạn, tìm hiểu, học hỏi mở mang kiến thức thêm.
Hàng hóa mua nhiều gây ra chật chội trở ngại, làm phiền người khác trong sự di chuyển, thoải mái trên xe.
Bạn có thể bị đánh giá thấp, vì ý nghĩa chuyến xuyên Việt của bạn trở thành... đi chợ, đi buôn chứ không phải đi du lịch đích thực!