1. Ăn nhiều muối có thể bị nghiện;
2. Có thể tạo điều kiện tăng cân;
3. Làm gia tăng nguy cơ ung thư
4. Đe dọa loãng xương.
Nếu tất cả đáp án có nội dung “chính xác”, bạn đã có lý. Muối là thành phần nguy hiểm nhất của thực đơn nhân loại. Hãy xem, lý do tại sao.
Natri qua “kính lúp”
Muối ăn là nguyên tố hóa học gồm hai thành phần cơ bản: chlor và natri. Chính vì lý do thành phần thứ hai (natri) muối ăn bị săm soi nhiều nhất. Natri xuất hiện tự nhiên trong thực vật, trong cơ thể động vật và con người. Nó đóng vai trò thành phần chất lỏng quan trọng của tế bào và mô, tham gia duy trì cân bằng axit-kiềm (tác dụng trung hòa axit), điều chỉnh áp huyết và trợ giúp hoạt động của cơ bắp và mạng thần kinh. Muối cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa một số thành phần thức ăn (các vitamin, axit amin và đường).
Ăn muối nhiều quá sẽ không tốt cho sức khỏe
Chính vì lý do như vậy, việc đảm bảo cho cơ thể liều natri thích hợp có ý nghĩa đặc biệt. Bởi thiếu hụt muối có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Hiện tượng xảy ra khi chúng ta bị tiêu chảy và nôn mửa cũng như trong trường hợp cơ thể ra nhiều mồ hôi, thí dụ trong những ngày hè oi bức hoặc lao động thể lực nặng nhọc. Vì thế bác sĩ vẫn chỉ định uống nước pha muối (trường hợp không có nước orezôn) – những khi bị tiêu chảy kéo dài. Trái lại trong những ngày oi bức – uống nước khoáng giầu natri. Tình trạng thiếu hụt natri cũng đe dọa đối tượng bị suy tuyến thượng thận hoặc một số bệnh thận và những người sử dụng thuốc lợi tiểu.
Cái gì quá nhiều đều không tốt
Để có thể hoạt động bình thường, cơ thể chỉ cần khoảng 575 mg natri/ngày. Trái lại liều chỉ định mỗi ngày một ly cà phê muối chứa tới 2.331 mg natri. Dẫu sự thật đó là con số nhiều hơn nhu cầu natri hàng ngày của cơ thể, song theo các chuyên gia, đó là liều giới hạn an toàn thành phần vi khoáng này và không được phép vượt qua.
Tuy nhiên, thực tế đa số chúng ta vẫn thích ăn mặn, tức cung cấp lượng natri cao hơn. Các nhà khoa học thậm chí phải sử dụng khái niệm “nghiện muối”. Thực tế nghiên cứu cho thấy, muối phát huy tác dụng kích thích não bộ sản xuất dopamin – hợp chất chịu trách nhiệm duy trì cảm nhận thú vị. Vậy nên không có gì ngạc nhiên, khi chúng ta thường xuyên khoái khẩu với món ăn mặn. Những “nhà vô địch” trong lĩnh vực này tiêu thụ thậm chí tới 15 gam muối/ngày (tức xấp xỉ 6.000 mg natri). Đó là liều trên 10 lần vượt chuẩn! Trong trường hợp này, sớm hay muộn “nhà vô địch” cũng phải trả giá đắng. Khi ấy đối tượng sẽ bị đe dọa mắc bệnh áp huyết cao, song không chỉ có vậy. Khoa học cho rằng, tình trạng dư thừa natri là một trong những nguyên nhân:
1. Gây ung thư dạ dày
Muối kích hoạt niêm mạc dạ dày, yếu tố làm cho dạ dày trở thành môi trường dễ bị lây nhiếm vi trùng Helicobacter pylori. Vi trùng này là thủ phạm gây viêm dạ dày – yếu tố làm gia tăng 15% nguy cơ phát triển thành ung thư.
2. Bệnh loãng xương
Ăn mặn đặc biệt sát hại phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, bởi natri gia tăng mức độ mất canxi của xương.
3. Những rối loạn chức năng thận
Thực đơn giầu natri cũng có thể làm tổn thương mạch máu bao quanh thận – yếu tố làm rối loạn chức năng của cơ quan này. Muối cũng giữ nước trong cơ thể, yếu tố dẫn đến sự xuất hiện tình trạng phù nề.
4.Tiểu đường
Ăn mặn tạo điều kiện thích hợp cho thiên hướng phát phì và dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm gia tăng sự tiết xuất insulin và giảm thiểu khả năng mẫn cảm với insulin của tế bào. Tất cả dẫn đến hiện tuợng nồng độ đường trong máu tăng cao. Đồng thời cơ thể tạo ra chất béo từ đường và gom nhặt chất béo trong cơ thể, dẫn đến kết cục tăng cân.
Ăn nhiều muối dễ mắc bệnh ung thư dạ dày
Để giảm thiểu những rắc rối về sức khỏe, cần hạn chế ăn muối. Chỉ riêng nỗ lực này cũng có thể giảm bốn lần nguy cơ mắc các bệnh tim do hậu quả áp huyết cao.