Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.
Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,...
Canh cua rau đay có tác dụng giải nhiệt, bổ sung can xi.
|
Một số bài thuốc áp dụng:
Canh giải nhiệt: Rau đay (không kể liều lượng) nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung can xi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.
Nhuận tràng, chữa táo bón:
- Lấy 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày. Uống 5 - 7 ngày.
- Rau đay, rau mồng tơi, lượng bằng nhau, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5-7 ngày.
- Rau đay, rau mồng tơi, rau lang, rau má, mỗi thứ 50g, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5 -7 ngày.
Chữa cảm nắng nhẹ: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương. Làm vài lần trong ngày. Hoặc có thể lấy từ 20g hạt rau đay sắc uống nóng cho toát mồ hôi ra.
Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.
Bác sĩ Thu Vân