Cuộc sống hiện đại, nhiều gia đình có quan niệm bất kì quần áo nào cũng “tống” vào máy giặt. Tuy nhiên, số liệu thống kê chỉ ra, 60,2% vi khuẩn được kiểm tra thấy có trong lồng máy giặt, gần 80% bệnh về da của trẻ sơ sinh có liên quan đến việc giặt giũ quần áo của trẻ không khoa học.
Nếu giặt đồ lót trong môi trường nhiều nấm mốc như vậy, sẽ khiến đồ lót trở thành vật gây bệnh cho những phần nhạy cảm của cơ thể.
Nếu giặt đồ lót trong môi trường nhiều nấm mốc như vậy, sẽ khiến đồ lót trở thành vật gây bệnh cho những phần nhạy cảm của cơ thể.
Có người lại cho rằng, để đồ lót vào túi giặt là tối ưu. Chính xác là, túi giặt chỉ bảo vệ đồ không bị giãn và méo mó biến dạng, không giúp những đồ nội y được giũ sạch hoàn toàn chất bẩn.
Để nhiều đồ lót bẩn, rồi mới giặt
Tuy nhiên, thời gian để đồ bẩn càng lâu, vi khuẩn càng có cơ hội xâm nhập và “làm tổ” vào các sợi vải, khó mà giặt sạch. Đặc biệt, trên đồ lót có nhiều dịch cơ thể, nếu không giặt ngay, nấm mốc sẽ sinh sôi, dễ gây bệnh phụ khoa cho người mặc.
Giặt đồ lót bằng bột giặt
Bột giặt hòa vào nước thường tan chậm, giải phóng nhiệt lượng cao trong quá trình dung hòa, ảnh hưởng đến da tay, thời gian sử dụng dài sẽ khiến cứng sợi vải. Hơn nữa, bột giặt thường kết hợp với chất tẩy rửa, nên khả năng tẩy chất bẩn trên quần áo khá tốt, nhưng khả năng giũ hết chất tẩy bằng nước sạch lại kém. Do đó, không cẩn thận vò mạnh và giũ quần áo với nước sạch nhiều lần, chất tẩy rửa rất dễ lưu lại trên sợi vải. Nếu gia đình có em bé, bột giặt dùng cho quần áo người lớn không thích hợp với quần áo của bé, bởi da bé mềm và mẫn cảm hơn người lớn gấp 10 lần, chất tẩy tồn đọng trên quần áo dễ gây dị ứng cho bé.
Dùng dung dịch tăng độ trắng để ngâm đồ lót
Thực tế, nhiều sản phẩm quảng cáo giúp quần áo trắng sáng hơn có cho thêm chất huỳnh quang tăng trắng. Chất này là một dạng thuốc nhuộm hấp thụ tia tử ngoại có khả năng phát huỳnh quang để tăng độ trắng hóa học. Nếu xâm nhập cơ thể, chất này nhanh chóng kết hợp với protein trong cơ thể, khó bài tiết ra ngoài, từ đó tăng gánh nặng cho gan, và kích ứng da.
Giặt đồ lót bằng dung dịch kháng nấm mốc
Loại dung dịch này tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, vì thành phần chủ yếu là chất hypochlorite và chất oxy hóa mạnh. Các thành phần này có tính ăn mòn và kích ứng cao, khó giũ sạch được chỉ trong 2 lần giặt với nước lã.
Giặt quần áo hàng ngày cùng nội y gây hại cho sức khỏe
Không giặt quần áo hàng ngày cùng nội y
Quần áo bên ngoài thường dính đầy bụi đường và các loại vi khuẩn “sống dai” có tính gây bệnh mạnh, quần nhỏ thường có các loại vi khuẩn từ đường ruột và niệu đạo tiết ra. Theo thống kê, mỗi cm2 miếng vải có khoảng 10-100 vi sinh vật, cho dù sử dụng nước tẩy rửa giặt đồ thì cũng chỉ tiêu diệt được 80% vi khuẩn, số vi khuẩn lọt lưới sẽ gây hiện tượng nhiễm khuẩn chéo. Vì vậy, đồ ngoài và nội y không thể giặt lẫn lộn.
Giặt đồ lót bằng tay và dùng xà phòng
Dùng tay vò mạnh và giũ nhiều lần nước là cách làm sạch quần nhỏ và giữ dáng áo ngực hữu hiệu nhất. Xà phòng là lựa chọn thông minh khi giặt đồ lót, khả năng diệt khuẩn của xà phòng khá tốt, ít kích ứng da. Bởi xà phòng thường được chế tạo từ mỡ động thực vật, còn bột giặt là chất tẩy rửa tổng hợp được sản xuất bằng các chất hoạt động bề mặt phối hợp với nhiều chất phụ gia khác.
Giặt đồ lót ở nhiệt độ 30-40 độ C
Chuyên gia cho biết, ở nhiệt độ 30-40 độ C, một lượng hợp lý của chất chuyên dụng giặt đồ lót hoặc xà phòng sẽ được hòa tan hoàn toàn, khi đó ta ngâm giặt đồ lót sẽ tránh được tình trạng hoá chất dạng đặc bám trực tiếp lên sợi vải. Đối với quần nhỏ bằng ren hay lụa nên giặt bằng nước lạnh để bảo vệ hình dáng đồ.
Khi giặt đồ lót, cần phân chia giặt riêng đồ của cha mẹ và con cái, của người đang bệnh và người khỏe mạnh. Không dùng nhiều hóa chất tẩy giặt đồ lót, đặc biệt cần phơi đồ lót dưới nắng để tránh mốc, sau khi khô để vài ngày đợi hóa chất hoàn toàn bay tan thì mới mặc lại.