-
Các nguyên nhân gây nhiệt miệng
– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ). Đến khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét (nhiệt miệng )
– Nhiễm khuẩn do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng.
– Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12.
– Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…
– Người bệnh gặp phải các chứng bệnh về tâm lý như: stress do công việc căng thẳng, áp lực tinh thần khiến cho cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; hoặc do các rối loạn bài tiết bên trong, thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, dị ứng với thực phẩm hoặc thuốc.
-
Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng
Bệnh nhiệt miệng có biểu hiện như sau: Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng kích thước 1 – 2 mm, đốm trắng to dần, hơi mọng nước, sau 1 đến 2 ngày thì chúng vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét dần to hơn, gây nên cảm giác đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt hằng ngày cũng như ăn uống, giao tiếp. Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau một khoảng thời gian từ 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.
-
Các cách chữa nhiệt miệng:
– Bổ sung các loại vitamin như vitamin C, Vitamin A, B2 để tái tạo niêm mạc.
– Tránh sử dụng nước đá lạnh, súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm pha loãng, đặc biệt là sau khi ăn.
– Thay đổi chế độ ăn, uống nhiều nước để cơ thể thanh nhiệt, bài tiết độc tố. Ăn thực phẩm nhạt, tránh các món ăn có vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng,…Không ăn các loại thức ăn tính nóng như thịt chó, thịt gà…thay vào đó ăn nhiều thức ăn như thịt cá nước ngọt, vịt, ngan là những món ăn có tính hàn.
– Dùng gel bôi nhiệt miệng để trị những vết loét. Gel mua ở các hiệu thuốc uy tín, trong thành phần chứa chất Chlorhexidine digluconate có tác dụng trị loét, nhiễm khuẩn, phòng ngừa viêm lợi.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo một số mẹo trị nhiệt miệng dân gian dưới đây:
Sử dụng bột sắn dây
Sử dung bột sắn dây để làm giảm đau rát do vết nhiệt miệng, thanh nhiệt cho cơ thể là một phương pháp thường được sử dụng. Bột sắn dây có vị ngọt, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Pha bột sắn dây với nước lọc để uống, vắt thêm một ít chanh hoặc quất vào, không cho đường sẽ có hiệu quả hơn. Người bị nhiệt miệng pha uống liên tục trong 10-15 ngày, tùy theo thể trạng và bệnh tình để tăng giảm liều lượng. Trẻ nhỏ nên cho uống chín sẽ tốt và đảm bảo an toàn hơn.
Dùng nước rau ngót hòa mật ong
Rau ngót là loại rau phổ biến và dễ nấu, được rất nhiều người yêu thích. Ngoài hương vị thơm ngon, dễ ăn, rau ngót còn là một loại thuốc tự nhiên để chữa trị nhiệt miệng. Rau ngót rửa sạch, đem giã nát ép lấy nước cốt rồi hòa với một chút mật ong. Mật ong có tác dụng kháng viêm, kết hợp với rau ngót giải nhiệt, bôi vào vết sưng đau 2-3 lần/ ngày, vết loét sẽ dịu dần và liền lại, không còn cảm giác đau đớn nữa. Có thể làm loại thuốc này cất vào tủ lạnh và sử dụng dần.
Sử dụng nước củ cải chữa nhiệt miệng
Củ cải ngoài công dụng để làm thực phẩm thì còn là một loại thuốc dân gian rẻ tiền và dễ kiếm. Củ cải có vị cay, tính lạnh, trong củ cải chứa 92% nước, lá và ngọn chứa tinh dầu và vitamin A, vitamin C. Cách làm bài thuốc chữa nhiệt miệng từ củ cải như sau: Cạo vỏ củ cải rồi rửa sạch, xay nhuyễn vắt lấy nước, hòa thêm một ít nước sôi rồi đem súc miệng. Mỗi ngày súc miệng bằng nước ép củ cải 2-3 lần, dùng trong 2- 3 ngày là bạn sẽ thấy hiệu quả, vết nhiệt miệng sẽ giảm sưng đau và dần liền lại.
Dùng nước khế chua
Khế cũng là một loại trái cây có công dụng chữa nhiệt miệng rất tốt. Công thức làm thuốc chữa nhiệt miệng từ khế: Lấy 2-3 quả khế rửa sạch, giã nát, cho vào nồi đổ ngập nước rồi đun sôi một lúc. Khi nước nguội, đổ ra cốc và ngậm rồi nuốt dần, thực hiện nhiều lần trong ngày, trong thời gian 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả. Chọn quả khế chua sẽ có tác dụng thanh nhiệt tốt hơn khế ngọt.
Nước cốt dừa chữa nhiệt miệng
Nước dừa thanh mát có tác dụng giải nhiệt, còn phần cùi dừa ngoài việc để chế biến các món ăn thì còn có thể làm thành bài thuốc chữa bệnh nhiệt miệng. Bạn nghiền nát vài mảnh cùi dừa, ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày. Thực hiện đều đặn, sau một khoảng thời gian bạn sẽ thấy viết nhiệt miệng giảm sưng đau và khó chịu.
-
Phòng chống bệnh nhiệt miệng
Ngoài các cách chữa trị nhiệt miệng ở trên, trong sinh hoạt hằng ngày chúng ta cũng cần lưu ý đề phòng để tránh mắc bệnh. Bệnh nhiệt miệng thường xảy ra ở những người thường xuyên ăn các thực phẩm cay nóng, dẫn đến nóng trong người; hoặc do vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ. Một số cách phòng chống nhiệt miệng như sau:
– Bổ sung thêm protein và vitamin như C, B1, B2 qua chế độ ăn uống…
– Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng ớt, hạt tiêu…
– Thường xuyên uống nước, giúp cơ thể thanh nhiệt, bài tiết các chất độc
– Vệ sinh răng miệng đúng phương pháp, súc miệng nước muối hằng ngày giúp sát khuẩn và làm sạch vùng miệng.
Trên đây là một số cách chữa nhiệt miệng cũng như cách phòng chống nhiệt miệng hiệu quả để các bạn tham khảo, hãy chăm sóc cơ thể bạn một cách tốt nhất nhé!
theo homnayangi