Phát hiện mới từ Trường Đại học Stanford (Mỹ) trên 114 phụ nữ (những người có tiền sử sẩy thai và khó thụ thai) đã cho thấy tiếp xúc nhiều với chất này có thể làm tăng rõ rệt khả năng sảy thai (những người có nồng độ cao của hợp chất này trong máu dễ bị sảy thai hơn 80% so với những người có nồng độ thấp hoặc bình thường).
Nghiên cứu tìm thấy một số chất trong đồ nhựa có thể làm tăng 80% nguy cơ sảy thai (Ảnh: PA)
BS Ruth Lathi, tác giả chính của nghiên cứu và là chuyên gia nội tiết sản khoa tại Trường Đại học Stanford khuyên: mặc dù không thể hoàn toàn tránh được tiếp xúc, nhưng cần hạn chế tác động của phơi nhiễm. Nhất là phụ nữ có thai cần tránh đun nấu hoặc hâm nóng thức ăn trong đồ đựng bằng nhựa, vì các hóa chất thôi nhiễm nhanh hơn nhiều ở nhiệt độ cao, và tránh để chai đựng nước uống bằng nhựa dưới ánh nắng.
Có một số cách đơn giản để hạn chế việc tiếp xúc, ví dụ như tránh nấu hoặc hâm nóng thức ăn trong đồ nhựa vì các chất sẽ thôi nhiễm với tốc độ nhanh hơn ở tốc cao hơn. Một lưu ý nữa là không nên uống nước trong chai nhựa đã bị để nóng. Cũng không nên để chai đựng nước uống trong xe ô tô dưới ánh nắng. Nghiên cứu cho thấy nồng độ BPA tăng gấp khoảng 1.000 lần trong nước khi chai đựng bị để dưới ánh nắng.
Chất này trước đó cũng đã bị EU cấm dùng trong bình sữa cho trẻ em do gây nguy cơ cho sự phát triển của trẻ.
Một nghiên cứu khác kéo dài 1 năm (với hơn 500 cặp vợ chồng tham gia) do Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người tiến hành cũng được trình bày tại Hội nghị thường niên của Hội Y học Sinh sản Mỹ. Theo đó, nồng độ cao của một nhóm chất có tên là các phthalate ở cơ thể nam giới sẽ làm giảm 20% khả năng thụ thai. Nhóm chất này thường được được tạo ra trong khi sản xuất nhựa và có mặt trong nhiều sản phẩm chăm sóc da và được cho là phá hủy nội tiết tố. Tuy nhiên nhóm chất này không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của phụ nữ
Nghiên cứu trên động vật trước đây đã gợi ý rằng chất bisphenol-A (BPA) có trong các sản phẩm nhựa và tráng thiếc có thể đe doạ sự sống của thai nhi.