Đau cổ, đau lưng như cơm bữaChị Hoàng Thúy An, biên tập viên một tờ báo điện tử tại Hà Nội có cường độ làm việc bên máy tính liên tục. Đặc thù công việc nên chị ngồi máy tính trung bình hơn 10 tiếng mỗi ngày, vì vậy chị bị đau lưng, ê ẩm vai gáy. Thậm chí tay chị hay bị tê khi ngủ.
Về căn bệnh nhức mỏi của mình, chị An cho biết: “Tôi đau ở xương đầu gần gáy. Những đốt sống cổ khi ấn vào rất đau. Vùng lưng phía trên, và cả vùng thắt lưng thì đau ê ẩm. Thậm chí, tôi rất hay bị choáng váng, chóng mặt”.
Nghe bạn bè mách, chị mua hoạt huyết dưỡng não uống liên tục 2 tháng, tuy nhiên, kết quả cũng không mấy khả quan. Chị An đã đi khám, chụp X quang các đốt sống cổ. Tuy nhiên, kết quả cho thấy chị không bị thoái hóa các đốt sống cổ.
Thế là chị An mày mò tìm các kinh nghiệm tự chữa đau lưng mà nhiều người có kinh nghiệm truyền cho. Chị An kể: “Tôi mua lá ngải cứu về, lấy một chai thủy tinh đựng nước, cho vào nồi đun lên rồi buộc ngải cứu quanh chai. Sau đó nằm áp lưng vào đó. Ban đầu phải bọc chai bằng cái khăn, sau chai nguội dần thì bỏ khăn ra. Chườm đến khi chai hết nóng, đun lại chai nước và tiếp tục chườm. Khi làm thế, tôi thấy cũng đỡ nhiều”.
Chị cho biết: “Công việc của tôi như vậy, không thể không ngồi máy tính. Biết là ngồi nhiều không tốt nhưng tôi phải làm sao đây? Có đêm đau lưng quá tỉnh cả giấc ngủ”.
Bạn Hoàng Hoa (Thái Thịnh, Hà Nội) làm thiết kế thì than thở: “Tôi ngồi máy tính quanh năm ngày tháng nên lưng đau quá. Có lần đi chụp chiếu mà cũng chả phát hiện ra bệnh gì. Bà ngoại thấy tôi kêu nhiều nên đem mật gấu pha với rượu rồi xoa bóp luôn vào chính đốt sống mà tôi thấy đau nhất. Tối về thấy đỡ hẳn, sáng hôm sau thì hết sạch. Từ đó đến giờ 3, 4 tháng rồi tôi cũng không thấy đau lại. Hi vọng bệnh không bị tái phát”.
Còn anh Nguyễn Hiếu (Văn Cao, Hà Nội), cũng là dân công sở, bị đau nhức lưng đến mức ngồi được vài tiếng là bị đau. “Do đặc thù công việc nên tôi ngồi máy tính hầu như cả ngày, chỉ chừa lúc ăn với ngủ thôi, mà toàn 2 - 3h sáng mới ngủ. Tôi không biết bị đau như thế là do làm sao và có cách nào để chữa không ?”
Bệnh đau lưng thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất ở lứa tuổi 30-60. Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 - 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên; từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính.
Các nguyên nhân khiến lưng đau có nhiều, nhưng có thể phân làm hai loại. Một là nguyên nhân do xương khớp bị tổn thương như: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, khớp bị lão hóa, thoái hóa đĩa đệm cột sống, xoắn vặn vùng giãn đốt sống, chứng gù vẹo cột sống, gãy xương, loãng xương…
Loại thứ hai tuy ít gặp nhưng lại đáng ngại hơn, khi đó đau lưng chỉ là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ nơi khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống…
Dân văn phòng làm gì để chữa bệnh đau lưng?Như trường hợp chị An, bác sĩ chỉ định chụp X quang đốt sống cổ để có được kết luận bệnh chính xác. Vì đốt sống cổ có dây thần kinh chi phối vận động của chi trước, vai, thậm chí liên quan đến cảm giác đau mỏi của nửa sau đầu.
Bác sĩ Vũ Xuân Tuấn, khoa nội, bệnh viện Bưu điện, Hà Nội cho biết: Với bệnh nhân đau vai gáy, tê tay, chóng mặt, nguyên nhân chủ yếu do ít vận động, ngồi nhiều. Đây là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng.
Vì vậy, mấu chốt ở đây vẫn phải là vận động. Do đó, khi làm việc một lúc cần đứng lên đi lại tại văn phòng. Năng tập thể dục đều đặn cũng là một giải pháp quan trọng.
Trường hợp của chị An có huyết áp gần 90/60 mmHg. Như vậy, chị An bị huyết áp thấp cùng với việc ngồi nhiều ít vận động dẫn đến một loạt các triệu chứng đau nhức, tê tay là điều dễ hiểu. Về đau vai gáy, dù trên bản chụp X quang, các đốt sống cổ của chị An không có dấu hiệu bị tổn thương, thoái hóa nhưng do ít vận động, máu bơm lên não kém dẫn đến việc chị An hay bị chóng mặt kèm theo đau vai gáy, tê tay.
Bác sĩ Tuấn cho biết: Dân văn phòng, đặc biệt với người bị huyết áp thấp, quan trọng là sinh hoạt điều độ, ngủ đủ, chơi thể thao có cường độ mạnh để tim co bóp mạnh và đẩy máu lên não cũng như các chi được đều. Chơi thể thao làm co giãn xương cốt nhằm ngăn chặn nguy cơ đau lưng.
Với việc bị tê tay, bác sĩ Tuấn nói: Phần nhiều, bác sĩ cho thuốc hỗ trợ thần kinh để chữa triệu chứng. Vitamin nhóm B sẽ hỗ trợ phục hồi rễ tế bào thần kinh.
Còn đối với bệnh nhân bị đau lưng đến mức ảnh hưởng tới công việc, không thể ngồi lâu, các bác sĩ đều khuyên cần phải chụp X quang để tìm rõ nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân kiến bệnh nhân đau đến thế có thể là bệnh thoái hóa cột sống.
Đây là bệnh lành tính do thương tổn ở sụn của khớp và đĩa đệm của cột sống. Sụn và đĩa đệm bị xơ cứng, mỏng, mất tính đàn hồi, nhiều khi còn mọc thêm các gai xương có thể gây chèn ép các rễ thần kinh gây ra đau. Sở dĩ có hiện tượng đó là do quá trình lão hóa của mô sụn. Thông thường, bệnh gặp ở người cao tuổi nhưng cũng có mạn thể gặp ở cả lứa tuổi trẻ hơn, trung niên. Loại bệnh hay gặp nhất là thoái hóa đốt sống thắt lưng và khớp cùng chậu.
Về cách chữa trị bệnh này, bệnh nhân không được tự ý, tránh tường hợp như của bệnh nhân Lê Văn Dân (61 tuổi) Thanh Oai, Hà Nội bị thoái hóa cột sống, tự mua thuốc ở hiệu thuốc và tiêm liên tục dẫn tới tàn phá dạ dày, gây ung thư.
GS. TS Dương Trọng Hiếu, nguyên trưởng khoa Tổng hợp, Viện Y học Cổ Truyền Trung ương, nay là chủ nhiệm phòng khám Đông Phương Y quán cho biết: Với trường hợp bị thoái hóa cột sốt, Đông y có hai cách chữa. Một là hướng dẫn người bệnh một số động tác luyện tập để nới giãn cột sống, hoặc bơi hàng ngày, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, kéo giãn cột sống… Hoặc người bệnh có thể dùng thuốc tác dụng bên ngoài hay thuốc uống bên trong.
Khi đã bị bệnh nghĩa là có biểu hiện đau vùng cột sống (ở cổ, hay ở thắt lưng …) càng cần chú ý phòng bệnh, để bệnh bớt tăng lên. Do đó, người bệnh không chạy nhảy, không khiêng xách nặng, lệch tư thế, cần sinh hoạt điều độ.Trong ăn uống nên tránh các chất nhờn béo, tránh đàm thấp. Là người có gia đình nên giảm quan hệ tình dục.
Thuốc dùng ngoài như rang lá ngải, lá cúc tần, lá lốt, dây đau xương … thật ấm rồi để đè đôi bàn chân vào đó, làm ấm nóng đôi bàn chân. Cũng có thể rang các lá trên, rải lên giường rồi nằm ngửa ra để vùng cột sống đau vào chỗ lá rang nóng đó, cẩn thận chú ý không gây bỏng. Sau 20 phút lá nguội có thể rang lại rồi làm tiếp như vậy, có người cho thêm ít muối vào để tăng thời gian giữ nhiệt.
Trường hợp chị Hồng, sau khi chữa bệnh tại Đông Phương Y quán, bệnh của chị đã đỡ nhiều. Ngoài việc chườm ngải cứu, xoa bóp đốt sống lưng, chị còn được GS Hiếu cho đeo đai lưng mỗi khi cần ngồi lâu.