Tuy là căn bệnh lành tính, nếu không biến chứng thì có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần và chỉ để lại những vết thẫm màu trên da, nhưng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc, bệnh có thể gây nhiều biến chứng và đặc bệt là có thể dễ dàng lây truyền từ người này sáng người khác.
Theo lý giải của các bác sỹ, bệnh zona có thể lây từ người bệnh qua người lành thông qua việc tiếp xúc thông thường như việc dùng chung khăn mặt, khăn tắm… với người bệnh. Bệnh có thể phát triển thành dịch vào các mùa hè, mùa mưa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt chung với những người mắc bệnh.
Bệnh zona thần kinh có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác. Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây nhiễm được nữa.
Thời gian ủ bệnh zona có thể từ 7-20 ngày. Bệnh khởi đầu là những mụn rộp trên nền da màu đỏ, những mụn nước mới tiếp tục hình thành từ 3-5 ngày. Mụn nước, bọng nước mọc thành chùm, trải dọc theo khu vực của dây thần kinh và thường chỉ ở một nửa bên người.
Thông thường, bệnh zona có thể được chữa khỏi, tuy nhiên, vì lý do nào đó trong quá trình điều trị, mụn nước có thể bị nhiễm thêm một loại vi trùng gây ra viêm mô tế bào, đây là bệnh nhiễm trùng da. Nếu bị ở mặt, đặc biệt ở trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực và nguy hiểm hơn là dẫn đến mù mắt.
Lưu ý: Khi ở chung những người mắc bệnh zona, những người đã tiêm ngừa zona hay thủy đậu không có miễn dịch bền vững nên vẫn có thể lây bệnh. Vì vậy, biện pháp dự phòng duy nhất là tránh tiếp xúc, ăn uống, sinh hoạt chung với người bệnh, đồng thời nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng tốt và bổ sung đủ lượng vitamin, khoáng chất.