Đậu rồng hay còn gọi là đậu khế, là loại thực phẩm quen thuộc với người dân miền Trung và miền Nam. Tuy đậu rồng ít xuất hiện ở miền Bắc nhưng loại cây này không hề khó kiếm.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của đậu rồng
Trong đậu rồng rất dồi dào chất folate (vitamin B12), cứ 100g đậu rồng có khoảng 66mg folate, tương đương 16,5% nhu cầu folate mỗi ngày. Đậu rồng cũng là loại thực phẩm rất tốt cho xương vì rất giàu canxi. Lượng calo trong đậu rồng ít (49 calo/100g đậu rồng) trong khi protein lại rất cao (11,6g protein/100g đậu rồng), cao hơn 1,36 g/100g hàm lượng protein trong khoai tây. Trong đậu rồng còn có chất sắt giúp phòng chống thiếu máu, nhiều men tiêu hóa thiên nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Quả đậu rồng có nhiều lợi ích sức khỏe. Ảnh minh họa.
Đậu rồng có thể chấm mắm tôm, mắm kho quẹt, nước tôm rim hay đơn giản là ăn sống chấm muối, là món ăn khoái khẩu của người dân Nam Bộ.
Thực ra, toàn cây đậu rồng đều sử dụng được chứ không riêng gì quả. Lá đậu rồng dùng làm rau ăn, hoa dùng trong các món bánh, rễ như khoai tây nhưng lại giạu dinh dưỡng hơn, hạt có mùi giống măng tây nên phơi khô đem rang sẽ chế được loại thức uống có hương vị rất ngon.
Bài thuốc trị dứt điểm đau dạ dày từ đậu rồng
Lấy hạt đậu rồng già, rang với muối cho vàng thơm (lưu ý: Không được để đậu cháy). Sau khi rang xay hoặc giã nhuyễn.
Mỗi lần ăn bạn lấy một thìa cà phê bột đậu rồng đã xay nhuyễn, nhai khoảng 20 lần rồi nuốt từ từ. Uống vào buổi sáng trước khi ăn liên tục trong vòng 15 ngày bệnh sẽ nhanh khỏi. Trường hợp người bệnh nặng thì phải uống trong thời gian lâu hơn.
Hoặc đơn giản hơn, nếu bạn muốn trị bệnh dạ dày trong lâu dài, hãy ăn loại quả đậu rồng này thường xuyên. Trước khi ăn bạn cần rửa sạch dưới vòi nước, để ráo, cắt bỏ cuống. Muốn bảo quản dùng dần thì nên cho vào túi ni lông gói kín, để trong tủ lạnh nhưng tối đa chỉ nên giữ trong 2 ngày.
Theo Người Đưa Tin