1. Rửa sạch âm đạo có thực sự cần thiết?
Rửa sạch âm đạo mỗi ngày là điều cần thiết, đặc biệt với XX đang trong kỳ nguyệt san. Khi vệ sinh "cô bé", bạn nên dùng nước ấm, không thụt rửa quá sâu để mầm bệnh bên ngoài không có cơ hội xâm nhập vào âm đạo. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh âm đạo nếu không thực sự cần thiết, để duy trì tuyến phòng thủ tự nhiên của "cô bé", không phá vỡ sự cân bằng pH trong âm đạo.
XX cần có chậu và khăn vệ sinh chuyên biệt cho "cô bé". Dụng cụ cần được rửa sạch trước khi sử dụng, sau khi dùng xong, phơi khô hoặc để ở nơi thông gió, thoáng mát. Nên phơi dưới ánh nắng mặt trời để diệt khuẩn, tiêu độc.
2. Thường xuyên quan hệ có làm tổn thương "âm đạo"?
"Chuyện ấy" với tần xuất dày dễ khiến âm đạo rơi vào trạng thái sung huyết, gây tổn thương niêm mạc âm đạo, giảm sức đề kháng của âm đạo, từ đó dẫn đến viêm âm đạo, viêm tử cung và một số bệnh phụ khoa khác. Vậy nên, bạn cần tiết chế chuyện ấy hợp lí, hài hòa.
3. Thời gian XXX mỗi lần quá dài có tổn thương "cô bé"?
Thời gian cho mỗi lần làm "chuyện ấy" quá dài sẽ gây tắc nghẽn vùng chậu, nấm khuẩn dễ xâm nhập, gây bệnh phụ khoa, không tốt cho âm đạo nói riêng, sức khỏe XX nói chung. Thời gian làm chuyện ấy thông thường mỗi lần khoảng 30 phút là hợp lí nhất.
4. Chất bôi trơn âm đạo có gây tác dụng phụ?
Chất bôi trơn âm đạo đơn thuần, chất bôi trơn làm se khít âm đạo, chất bôi trơn silicon, về cơ bản không có tác dụng phụ. Nhưng bạn chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết, cái gì lạm dụng quá đều có thể gây tác dụng ngược.
5. Tinh dịch có thể làm ẩm âm đạo, lợi cho cơ thể XX?
Cho đến nay, vấn đề tinh dịch tăng cường sức khỏe cho XX hay không vẫn chưa có đáp án chính xác. Nhưng không ít chuyên gia, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dịch có tác dụng bảo vệ nhất định sức khỏe XX, như kháng khuẩn chống viêm. Ngoài ra, nó còn có ảnh hưởng tốt đến sự cân bằng hormone trong cơ thể XX. Sự cân bằng hormone này, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, kích thích cơ thể tiết hormone sinh dục nữ, làm cho núi đôi đầy đặn, vòng 3 phát triển, làn da mịn màng...
6. Làm thế nào để phòng chống ung thư tử cung?
Có 3 yếu tố bạn nên chú ý đó là: không nên kết hôn và sinh sản quá muộn; giữ gìn vệ sinh sau "chuyện ấy" và trong kỳ nguyệt san, phát hiện viêm tử cung cần kịp thời trị liệu; khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. XX từ 35 tuổi trở lên mỗi năm nên làm xét nghiệm kiểm tra ung thư một lần.
7. Tử cung lạnh, nguyệt san không đều, có tính được ngày an toàn?
Người có chu kỳ nguyệt san không tuân theo quy luật nhất định, không thể tính được ngày an toàn. Bởi thời điểm trứng rụng của mỗi chu kỳ thường rơi vào ngày 14 (với chu kỳ nguyệt san đều đặn là 28 ngày). Nếu chu kỳ nguyệt san không đều, bạn sẽ không thể tính được chính xác ngày rụng trước, vậy nên cũng không tính chính xác được ngày an toàn.
Thế Đan