Nhiều người nghĩ ăn rau rất đơn giản không gì khó khăn, ăn sao cũng được. Thế nhưng, điều này hoàn toàn sai lầm. Đôi khi, vì không chú ý hoặc vô tình không biết mà bạn cũng gặp phải sai lầm nghiêm trọng trong việc luộc rau khiến cho tồn dư hóa chất trong rau không được loại bỏ và trở thành “chất độc” gây hại cho mình.
Ăn rau để nguội khiến cho nhiều vi khuẩn phát triển (Ảnh minh họa)
Thói quen đậy vung nồi khi luộc rau không hoàn toàn sai bởi nó có thể giúp bạn giữ lại dưỡng chất của rau. Tuy nhiên, trong tình hình thực phẩm bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay, bạn nên nhớ phải đậy vung nồi cho đến khi nước trong nồi sôi mạnh trở lại sau khi đã cho rau vào để một phần hóa chất có thể theo hơi nước thoát ra ngoài.
Nhiều người có thói quen luộc rau xong không ăn ngay mà ăn sau khi rau nguội. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này có thể đây làm mất chất dinh dưỡng của rau. Sau khi luộc, nếu ăn ngay sau đó trước 1 giờ thì chỉ hao hụt khoảng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%. Còn nếu bạn chế biến sẵn, khi ăn, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%.
Không những thế, món rau sau khi làm nóng còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại do những vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển… Vì thế, bạn không nên tiếc rau còn thừa mà hãy loại bỏ nó ngay để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ăn lại các loại rau đã qua đêm
Nếu bạn tiếc rẻ món ăn luộc vừa ngon vừa mát nhưng không ăn hết mà cất lại dù là trong tủ lạnh thì bạn đang biến nó thành chất độc. Lý do là vì khi rau được để qua đêm, hàm lượng nitrate có sẵn trong rau sẽ biến thành nitrite - một chất gây ung thư cực kỳ có hại cho bạn.
Do hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều, nếu nấu xong để quá lâu, vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite – chất gây ung thư, cho dù là bạn có đun lại cũng không thể khử được. Vì vậy không nên ăn rau đã để qua đêm.
Thường xuyên ăn salad và rau sống
Salad hay các loại món rau sống có nhiều tàn lưu các loại thuốc trừ sâu cùng các loại trứng, ấu trùng giun sán như: giun móc, giun đũa chó mèo, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người, gây các bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm đường tiêu hóa; giảm hấp thụ các chất dinh dưỡng gây thiếu máu, thiếu vitamin A, B, C… Nó thậm chí còn khiến người ăn nhiều bị suy nhược cơ thể.
Nếu muốn ăn rau sống, bạn cần lựa chọn và đảm bảo các loại rau an toàn tại các cửa hàng rau sạch có kiểm nghiệm của các cơ quan chức năng. Trước khi chế biến các món rau sống phải rửa tay thật sạch, rửa rau kỹ bằng nước sục ozon hoặc rửa nhiều lần bằng nước thường có hỗ trợ thêm với nước rửa rau chuyên dụng, rửa dưới vòi nước chảy mạnh sẽ hạn chế được vi khuẩn và hóa chất, nên gọt vỏ trước khi ăn…
Tích trữ rau xanh quá lâu
Ngày nay với cuộc sống bận rộn nhiều gia đình có thói quen mua tích trữ rau trong tủ lạnh để ăn trong một thời gian dài để tiết kiệm thời gian đi chợ.
Tuy nhiên, với rau xanh thì không nên tích trữ trong thời gian quá dài vì như vậy tức là chúng ta đã đánh mất gần như hết chất dinh dưỡng có trong nó. Nhất là đối với những loại rau giàu vitamin C như rau ngót, rau cải, bạn chỉ cần để ở nhiệt độ 20 độ C trong vòng 1 ngày thì lượng sinh tố C sẽ bị hao tổn tới 84%.
Để rau lâu trong tủ lạnh không tốt cho sức khỏe (ảnh minh họa)
Nhiều loại rau và trái cây rất nhạy cảm với ethylene. Khi những thực phẩm này để lâu sẽ hấp thụ hóa chất ethylenen và có một số biểu hiện: Rỗ và điểm màu nâu trên lá và chuyển màu như vàng úa, hay một số loại củ quả trên nên đắng khi ăn.
Chỉ rửa rau qua loa
Rất nhiều người vẫn giữ thói quen chỉ rửa rau 3 nước và nghĩ rằng như thế là sạch. Thực ra, cách rửa này chỉ đúng nếu rau của bạn chỉ có đất và tạp chất bẩn, còn nếu có cả hóa chất, ký sinh trùng hay vi sinh vật và các hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... chúng sẽ không được rửa trôi. , mà mắt thường không nhìn thấy
Cách an toàn và tích cực nhất hiện nay là bạn nên ngâm rau ít phút trong chậu nước lớn trước khi rửa. Nếu ngâm bằng nước vo gạo thì càng tốt vì nước vo gạo sẽ giúp bạn đánh bật một phần hóa chất trên bề mặt rau.