Tomorrowland
Tomorrowland được bầu chọn là lễ hội âm nhạc số 1 thế giới theo tạp chí uy tín DJ Mag. Mặc dù có tuổi đời kém cạnh so với các “đàn anh” khác (được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2005) nhưng với quy mô vô cùng hoành tráng của mình, việc được góp mặt ở Tomorrowland có lẽ là ước muốn của tất cả người yêu nhạc EDM. Thật vậy, dù với tư cách là người hâm mộ, có mặt ở Tomorrowland để thưởng thức màn biểu diễn của thần tượng, hay là các DJ, góp mặt với tư cách là nghệ sĩ trình diễn, thì đây ắt hẳn sẽ là một trải nghiệm không thể nào quên.
Cảnh tượng "nín thở" của sân khấu chính tại Tomorrowland
Bắt nguồn chỉ với một sân khấu tại Bỉ vào năm 2005, nhưng với tốc độ phát triển như vũ bão, cho đến nay khó có festival nào có thể sánh được với Tomorrowland. Năm 2014 chứng kiến con số kỉ lục hơn 400.000 người từ khắp nơi trên thế giới tới Bỉ để hòa mình vào bữa tiệc âm nhạc này. Diễn ra trong 3 ngày liên tiếp, với nhiều sân khấu có chủ đề khác nhau, và được phát sóng trực tiếp trên Internet, Tomorrowland có đủ mọi yếu tố để chiều lòng các fan của mình.
Tomorrowland không hổ danh là "thánh địa" của EDM
Ngoài phiên bản gốc tại Bỉ, năm 2013 chứng kiến sự ra đời của TomorrowWorld với địa điểm tổ chức là tại Mỹ. Một năm sau đó, Tomorrowland Brazil ra đời để phục vụ fan tại đất nước này. Với quy mô hoành tráng không kém, các festival này luôn thu hút hàng trăm nghìn người tới tham dự và tận hưởng những màn trình diễn hàng đầu của những tên tuổi số 1 như: Avicii, W&W, Steve Aoki, Martin Garri,.... Mới đây, Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng đã đặt chân đến Tomorrowland để gửi lời thông điệp về hòa bình và tinh thần bác ái đến thế hệ trẻ, những con người đầy nhiệt huyết.
Tomorrowland Brasil 2015 Official Aftermovie
Electric Daisy Carnival (EDC)
Với biểu tượng chủ đaọ là chú cú khổng lồ đầy màu sắc, EDC là chuỗi các lễ hội được tổ chức bởi “ông trùm của các sự kiện âm nhạc điện tử” Isomniac. Mới diễn ra cách đây không lâu, EDC 2015 được tổ chức tại Las Vegas đã để lại trong người xem ấn tượng sâu sắc. Xuất phát chỉ là một party trong một nhà kho tại Los Angeles, Mỹ vào năm 1992, vậy mà đến nay, EDC đã vươn ra ngoài lãnh thổ nước Mỹ. Ngoại trừ nhiều điểm tổ chức tại các thành phố của Mỹ, EDC còn có một số điểm đến khác là Anh, Mexico và Brazil. Ngoài ra, đây còn là một trong số những lễ hội âm nhạc lớn nhất được truyền hình trực tiếp trên Internet để fan trên khắp thế giới, những người không có cơ hội tham gia lễ hội có thể theo dõi được.
Sân khấu vô cùng hoành tráng với biếu tượng đặc trưng của chú cú đêm
Toàn cảnh khuôn viên diễn ra EDC rực rỡ màu sắc
Diễn ra trong 3 ngày liên tiếp, với nhiều sân khấu có các chủ đề khác nhau, cùng với sự xuất hiện của hàng loạt nghệ sĩ hàng đầu của nhiều dòng nhạc điện tử khác nhau, như House, Electro, Drum and Bass, Techno, Trap, Hardstyle hay Trance, không thể phủ nhận EDC là một trong những lễ hội hoành tráng nhất thế giới. Năm 2014 chứng kiến hơn 700,000 fan hâm mộ tham gia trực tiếp tại sự kiện này. Có thể hiểu được tại sao sức hút của EDC luôn lớn như vậy, khi mà các nghệ sĩ tham gia luôn là những cái tên hàng đầu như Hardwell, Martin Garrix, Tiesto, Dyro, Armin van Buuren, … Cùng xem trailer của EDC Las Vegas 2015 để cảm nhận “sức nóng” mà lễ hội này mang tới nhé.
EDC Las Vegas 2015 Official Trailer
Ultra Music Festival (UMF)
Có thể xem UMF là lễ hội âm nhạc điện tử có “độ phủ sóng” lớn nhất trên thế giới. Đươc tổ chức lần đầu tiên ở Miami vào năm 1999, cho đến nay, sân khấu UMF đã lan rộng ra toàn cầu. Từ Châu Mỹ (Brazil, Chile, Colombia…) qua châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia…) hay thậm chí là cả Châu Phi (Nam Phi), UMF luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các người hâm mộ.
Từ đám đông khổng lồ đến mức muốn nghẹt thở tại Ultra Buenos Aires
Đến sự cuồng nhiệt và bùng nổ tại Ultra South Africa
Nhưng dù là ở đâu thì các fan và nghệ sĩ cũng hết mình với âm nhạc
Không hề thua kém bất kì một lễ hội nào, UMF Miami cũng được diễn ra trong 3 ngày, gồm rất nhiều sân khấu khác nhau với hơn 165.000 người tham dự. UMF Miami năm nay là sự kết hợp giữa những màn biểu diễn của các tên tuổi mới nổi và đang lên như: Jauz, MakJ, Oliver Heldens… bên cạnh các tên tuổi gạo cội và hàng đầu như: Skrillex, Armin van Burren hay Laidback Luke. Và cũng như hàng năm, việc được phát sóng trực tiếp trên Youtube là một điểm cộng to lớn để UMF ghi điểm trong mắt fan. Với sự lớn mạnh và hoành tráng của mình cùng sự mở rộng thị trường sang châu Á, hi vọng rằng vào một ngày không xa UMF sẽ đặt chân đến Việt Nam.
UMF cũng rất đầu tư về phần hình ảnh quảng bá, tất cả trailer và aftermovie (phim ngắn tóm tắt diễn biến lễ hội) đều được sản xuất rất công phu. Cùng xem aftermovie vô cùng chất của Ultra Japan 2014 bên dưới nhé!
Relive Ultra Japan 2014 (Official Aftermovie)
Electric Zoo
Lại là một lễ hội âm nhạc hoành tráng nữa đến từ nước Mỹ. Tuy không sánh ngang được với 2 festival trên về bề dày lịch sử cũng như độ hoành tráng, nhưng không vì thế mà sân khấu
Electric Zoo vắng bóng những tên tuổi hàng đầu. Được thành lập từ năm 2009, mùa lễ hội đầu tiên chỉ thu hút được 26.000 người tham dự nhưng chỉ sau 2 năm, Electric Zoo đã khẳng định được vị thế và chất lượng của mình khi chính thức tổ chức lễ hội trong 3 ngày liên tiếp và đã thu hút hơn 85.000 người tham dự. Không chỉ có thế Electric Zoo còn 4 năm liên tiếp nhận được đề cử “Best Dance Event” (sự kiện nhạc Dance hàng đầu) từ International Dance Music Awards.
Không hề thua kém các lễ hội khác về độ hot...
...hay độ hoành tráng và quy mô
Với danh sách DJ đa dạng thuộc hầu hết các thể loại trong EDM, từ các gương mặt lớn thuộc dòng mainstream đến underground. Electric Zoo luôn mang đến những trải nghiệm của một không hai cho người tham dự. Hàng năm, lễ hội này được diễn ra định kì vào cuối tuần của Ngày lao động của nước Mỹ tại thành phố New York. Gần đây, Electric Zoo đã mở rộng quy mô của mình hơn khi tổ chức cả ở Mexico và Nhật Bản. Hãy cùng cảm nhận độ nóng của bữa tiệc này qua aftermovie sau nhé!
Electric Zoo 2014 Official Aftermovie
Sensation
Điểm đặc biệt của lễ hội âm nhạc đến từ Hà Lan này là nó được tổ chức ở trong nhà. Trong suốt 5 năm đầu tiên (từ 2000 đến 2005),
Sensation được tổ chức tại sân vận động Amsterdam Arena. Cho đến thời điểm hiện tại, festival đã vươn đến tầm quốc tế khi sân khấu Sensation đã có mặt tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Bỉ, Canada, Anh, Ý, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Nam Phi, Thái Lan, Đài Loan...
Điểm đặc biệt thứ 2 mà ta không thể không nhắc đến, chính là việc có 2 lễ hội Sensation với 2 chủ đề khác nhau. Nếu như sân khấu Sensation (trước đây được gọi là Sensation White) với tông màu trắng chủ đạo thì Black (trước đây là Sensation Black) lại mang một tông màu đen u tối. Hai gam màu tương phản này thể hiện đúng màu sắc, không khí và chủ đề của 2 bữa tiệc âm nhạc. Nếu White tượng trưng cho sự trong sáng và bay bổng nên dòng nhạc chủ yếu được chơi ở đây là Trance (bây giờ đã chuyển qua House) thì Black lại lựa chọn những dòng nhạc có phần u tối và ngầu hơn là Hardstyle và Hardcore.
Sensation White với tông màu trắng chủ đạo ứng với sự bay bổng của Trance và House
Sensation Black lại đối ngược hoàn toàn về màu sắc chủ đạo cũng như dòng nhạc u ám hơn là Hardstyle
Với ý tưởng vô cùng độc đáo, quy hô hoàng tráng cùng dàn nghệ sĩ tên tuổi tham gia, thật dễ hiểu khi Sensation nhận được sự hâm mộ của đông đảo fan trên thế giới. Những Afrojack, Dimitri Vegas & Like Mike, Sander van Doorn, Paul van Dyk… ở sân khấu White hay Showtek, Headhunterz The Prophet… bên Black luôn vì thế mà “cháy” hết mình mỗi khi có dịp được biểu diện tại lễ hội đình đám này. Trong năm 2015, để kỉ niệm 15 năm thành lập và phát triển, Sensation đã tổ chức một đại nhạc hội tại quê hương của mình: Sensation Amsterdam 2015 “The Legacy” thu hút hơn 40.000 khán giả tham dự. “The Legacy” cũng được chiếu trực tiếp qua Beatport Live như lời cảm ơn vì sự ủng hộ của người hâm mộ. Dù chỉ diễn ra trong một ngày và trong sân vận động có mái vòm nhưng độ hoành tráng của Sensation cũng không thua kém một lễ hội ngoài trời nào cả.
Aftermovie Sensation Wicked Wonderland - Moscow 2015